Tác dụng không ngờ của củ cải trắng

4:30 PM |
Củ cải trắng từng được ví von là nhân sâm trắng do nó có nhiều tác dụng trong hỗ trợ tăng cường sức khỏe, chữa bệnh.


Củ cải có 2 loại là củ cải trắng và củ cải đỏ. Trong đó, củ cải trắng từng được ví von là nhân sâm trắng do nó có nhiều tác dụng trong hỗ trợ tăng cường sức khỏe, chữa bệnh.

Trong 100g củ cải trắng có 1.4g protid, 3.7g glucid, 1.5g xenluloza, 40 mg canxi, 41 mg photpho; 1,1 mg sắt; 0,06 mg vitamin B1, 0.06 mg vitamin B2, 0.5 mg vitamin PP, 30 mg; vitamin C…

Theo Đông y, củ cải trắng có thể trị lao phổi ho ra máu, trị viêm phế quản mạn ở người cao tuổi. Với trẻ nhỏ bị ho, dùng củ cải trắng xắt nhỏ nấu kỹ lấy nước uống cũng là phương thuốc thảo dược giảm ho hữu hiệu.

Để xử lý những nốt mụn gây đau, khó chịu khi bị nhiệt miệng, có thể dùng củ cải nấu nước dùng làm nước súc miệng, ngày vài lần sẽ khỏi.

Củ cải gọt vỏ, tẩm mật ong, sấy khô dùng làm thực phẩm cũng có thể hỗ trợ chữa bệnh sỏi mật. Ngoài ra, nước ép từ củ cải cũng có tác dụng chống nấm.

Với những chứng bệnh như tăng huyế áp, mỏi cơ, đau khớp, uống nước ép củ cải hoặc tăng cường củ cải trong khẩu phần ăn cũng có thể hỗ trợ đẩy lùi căn bệnh nhanh hơn.

Rất nhiều người khi sử dụng thường chỉ lấy phần củ của củ cải trắng, bỏ đi phần lá mà không biết rằng lá củ cải rất giàu vitamin C (gấp 4 lần củ).

Đây chính là loại vitamin quan trọng trong phòng chống lão hóa, ngăn ngừa thâm nám da, giúp da được trắng mịn.

Cạnh đó, ăn nhiều củ cải cũng giúp khống chế các bệnh ung thư, xơ cứng động mạch. Dùng lá củ cải xắt nhỏ, phơi khô nấu như nấu nước trà để uống rất có tác dụng trong làm đẹp da, cải thiện sức khỏe.
 
Theo VOV

Ngải cứu – thảo dược chữa bệnh rẻ tiền

6:30 PM |
Ngải cứu hay còn có tên là Artesmisia absinthiun. Chiết xuất của ngải cứu được dùng để làm trà hoặc làm thuốc mỡ để bôi da. Theo Live and Feel (một trang web về sức khỏe) ngải cứu có chứa glucose, tannis, chlorophyll, axit malic, vitamin B và vitamin C, chống nhiễm khuẩn, đặc tính chống tiêu chảy cũng như các lợi ích sức khỏe khác.

Hệ tiêu hóa

Theo Great Home Remedies, ngải cứu có chứa glucoside có tính axit, hỗ trợ việc thải các chất độc có trong gan và túi mật. Chính vì lợi ích này nên ngải cứu có công dụng điều trị bệnh vàng da do suy gan và các rối loạn ở túi mật gây ra. Ngải cứu hỗ trợ quá trình tiêu hóa bằng cách tăng nồng độ axit dạ dày, giảm bớt đau bụng, đầy hơi và khí đốt, tăng cường sự thèm ăn.

Theo website Herbs2000, ngải cứu có chứa cả chamazulene - một chất chống viêm tự nhiên hoạt động như thuốc nhuận tràng và giúp hệ tiêu hóa hoạt động bình thường. Cũng theo Holistic Online, ngải cứu là phương pháp tự nhiên để chống giun sán, giun kim và giun tròn.


Tăng cường hệ thống miễn dịch


Theo Herbs2000, ngải cứu có đặc tính có lợi cho việc tăng cường hệ miễn dịch. Ăn ngải cứu giúp bạn loại bỏ các độc tố trong cơ thể, chống sốt và nhiễm trùng. Ngoài ra, ngải cứu kết hợp với bạc hà có thể điều trị cúm, sốt và ngộ độc thực phẩm. Các đặc tính khử trùng của ngải cứu giúp tiêu diệt virus và vi khuẩn gây sốt.

Các đặc tính khử trùng của ngải cứu giúp tiêu diệt virus và vi khuẩn gây sốt.


Tốt cho trí nhớ

Theo Home Remedies Great, ngải cứu có chứa một chất gọi là absinthin. Absinthin được coi là một loại thuốc giảm đau có chất gây mê có ảnh hưởng đến não để thúc đẩy sự thư giãn và loại bỏ căng thẳng, lo lắng. Nếu sử dụng ngải cứu đúng cách sẽ có lợi trong việc điều trị chứng đau nửa đầu và điều tiết khí.

Chữa lành vết thương ngoài da

Những loại dầu chiết xuất từ ​​ngải cứu được coi như một chất chống viêm, một loại dầu sử dụng khi cơ bắp đau. Ngoài ra còn hỗ trợ trong việc chữa lành vết thương, vết bầm tím, vết cắt, bong gân, viêm loét và côn trùng cắn. Dầu chiết xuất từ ngải cứu có thể gây mê toàn thân và sử dụng để làm thuốc giảm đau viêm khớp, đau lưng hay thấp khớp và dây thần kinh.

Tốt cho phụ nữ


Ngải cứu cũng có lợi trong việc điều hòa kinh nguyệt và lợi tiểu, làm giảm chướng bụng khi hành kinh. Ngoài ra ngải cứu cũng làm giảm các cơn đau.

tinmoi.vn

Chữa ung thư bằng lá đu đủ

3:30 PM |
 Gần đây, trên mạng xã hội đưa chuyện một phụ nữ chữa ung thư bằng lá đu đủ cùng với việc nhiều người truyền nhau những bài viết về việc dùng lá đu đủ phơi khô, nấu nước uống điều trị bệnh ung thư đang làm nhiều người bán tín bán nghi. Bên cạnh lá đu đủ thì linh chi, trinh nữ hoàng cung, xạ đen… cũng được cho rằng có thể chữa được ung thư. Sự thật như thế nào?


Được du nhập vào Việt Nam

Bài thuốc dùng lá đu đủ để điều trị ung thư được dịch từ một bài báo nước ngoài nói về một người Úc tên là Stan Sheldon bị bệnh ung thư phổi trầm trọng (năm 1962), các bác sĩ kết luận ông không thể sống được nữa. Nhưng ông đã được một thổ dân Australia tiết lộ phương thuốc cổ truyền của họ là dùng lá đu đủ sắc nước uống. Ông Stan Sheldon uống liên tục trong 2 tháng thì phổi trong trở lại, sức khỏe bình phục. Sau đó ông đã chỉ cách chữa cho 16 người mắc một số bệnh ung thư khác nhau và họ đã khỏi hoàn toàn. Thông tin về bài thuốc này đã lan truyền nhanh chóng đến Việt Nam nhưng sau đó nhanh chóng rơi vào quên lãng, không có bất cứ công trình nào nghiên cứu, công bố thêm về bài thuốc bí truyền này.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, dư luận lại rầm rộ nhắc đến bài thuốc “lá đu đủ chữa ung thư” khi có thông tin GS Nguyễn Xuân Hiền, 93 tuổi, nguyên Chủ nhiệm khoa Da liễu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 giới thiệu đang sở hữu công thức bài thuốc và muốn cơ quan chức năng nghiên cứu để công bố rộng rãi cho người dân. Được biết ông đã hướng dẫn cho gần 300 người sử dụng. Kết quả nhiều bệnh nhân đỡ một phần, đỡ hoàn toàn hoặc kéo dài thêm sự sống.

Điển hình là trường hợp bà Lê Thị Đặng, ở đường Phan Đăng Lưu, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Năm 1998, chồng bà Đặng là ông Bùi Hoán, bị bệnh ung thư lưỡi giai đoạn III, thường xuyên phải vào Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM để xạ trị nhưng bệnh tình vẫn không tiến triển. Lúc đó, khối u từ rìa lưỡi bên phải đã di căn xuống xương hàm, thủng ra má phải. Bà Đặng đã áp dụng bài thuốc uống nước sắc lá đu đủ cho chồng. Sau một thời gian ông Hoán đã hết đau miệng, nói được, ngủ được. Đặc biệt các vết lở loét đã hoàn toàn lành lặn, các nội tạng trong cơ thể rất ổn định. Sau vài tháng ông đã khỏi bệnh và sống thêm được 7 năm rồi mất vì tuổi già.

Trong suốt 2 năm nghiên cứu, ứng dụng từ năm 2005-2007, GS Nguyễn Xuân Hiền đã hướng dẫn cho 12 bệnh nhân và kết quả cho thấy: 4 trường hợp (3 u phổi, 1 chửa trứng) uống trên 5-6 tháng thì sức khỏe ổn định, lên cân, u thu nhỏ, hết hạch cổ, đỡ ho, đau; 3 trường hợp u phổi khác uống được hơn 2-3 tháng thì u nhỏ đi, sức khỏe tốt hơn; 1 trường hợp bị u phổi khác uống được 2 tháng, bệnh tiếp tục tiến triển, đau, ho nhiều; 3 trường hợp chết (1 u phổi, 1 u dạ dày, 1 u gan) chỉ uống chưa được 2 tháng sau đó chuyển thuốc Đông y khác; 1 trường hợp u đại tràng di căn chỉ uống chưa được 2 tháng, kết quả không mấy tiến triển.

GS Nguyễn Xuân Hiền nhấn mạnh, nhiều người, đặc biệt với những người chưa qua phẫu thuật khối u, chưa chạy xạ, truyền hóa chất chống ung thư thì kết quả tốt và nhanh hơn. Các nghiên cứu cho thấy, trong lá đu đủ có men papain và trong men papain có chất carotenoid và Iso thyocyanotes có khả năng kích thích sản xuất Cytokin Th1 - type là yếu tố miễn dịch, do đó có thể ức chế tế bào ung thư mạnh gấp triệu lần các thuốc chống ung thư
Tây y.

Tuy nhiên, ông cũng cho biết, cho tới nay nước sắc lá đu đủ chữa ung thư vẫn chưa được khoa học công nhận, vì thế rất khó biết nó có tác dụng thực sự hay không, nếu có thì ở chừng mực nào và các phản ứng phụ có thể xảy ra.

Chưa có cơ sở khoa học

Ths Đoàn Lực, Trưởng khoa Chống đau, Bệnh viện K cho biết tháng nào khoa cũng tiếp nhận những bệnh nhân bị tai biến nặng nề, thập tử nhất sinh ở giai đoạn cuối do dùng các loại lá thuốc, thuốc Nam, lá đu đủ, thậm chí cả thực phẩm chức năng để chữa bệnh. Lúc đến bệnh viện thì khối u sưng to, di căn nhiều nơi, bệnh nhân suy kiệt... nên điều trị chủ yếu là nâng cao chất lượng sống, giảm đau cho người bệnh chứ không còn cơ hội chữa.

Bệnh ung thư là căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu phát hiện sớm vẫn có thể chữa khỏi bệnh, ở giai đoạn muộn giúp kéo dài sự sống. Nhưng nhiều người khi phát hiện ung thư lại không đi điều trị mà tự ở nhà uống nước lá đu đủ, thuốc nam khiến bệnh nhân bỏ qua mất “thời gian vàng” khiến khối u phát triển nhanh hơn. Khi bị ung thư cần phải điều trị bằng các biện pháp tiên tiến đã được chứng minh, nếu muốn có thể dùng thêm thuốc Nam hoặc lá đu đủ để hỗ trợ mà thôi.

Tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương cũng đã từng thí nghiệm dùng cho bệnh nhân nước sắc lá đu đủ khi chưa có nhiều thuốc điều trị. Tuy nhiên cũng không có kết quả. Bệnh ung thư phổi phát triển rất nhanh, có khi chỉ 3 - 6 tháng bệnh nhân đã tử vong. Việc dùng nước lá đu đủ đáp ứng chậm, phải sau vài tháng mới thấy có kết quả, do đó nếu bệnh nhân không tuân thủ điều trị ngay mà dùng lá đu đủ có thể đánh mất cơ hội sống của mình. Lá đu đủ được thổ dân Australia dùng là loại “paw paw” - đu đủ thân gỗ, còn đu đủ ở Việt Nam là cây thân thảo. Hơn nữa, đu đủ có tới cả trăm loài, lấy loại lá nào, hàm lượng bao nhiêu thì lại không rõ. Đặc biệt, trong đu đủ có chất papain bào dạ dày nên những người bị dạ dày rất
nguy hiểm.

Hiện nay, các phương pháp điều trị ung thư đã có nhiều bước tiến vượt bậc. Ngoài phẫu thuật, hóa chất, xạ trị còn có nhiều loại thuốc đáp ứng điều trị rất tốt. Nhiều người chỉ truyền hóa chất, khối u đã gần như hết hẳn. Hơn nữa, theo các bác sĩ ở Bệnh viện K, Viện Dược liệu và Hội Đông y Việt Nam đề tài nghiên cứu về tác dụng chữa ung thư của bài thuốc lá đu đủ đã được triển khai cách đây mấy năm nhưng đều thất bại. Và đến thời điểm này, chúng ta chưa có công bố chính thức nào. Hiệu quả của nó vẫn chỉ dừng lại ở mức độ sử dụng theo kinh nghiệm dân gian và theo các tài liệu không chính thức được công bố lẻ tẻ.

Những sai lầm của bệnh nhân ung thư

Quan niệm sai lầm phổ biến trong chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư mà hầu hết bệnh nhân thắc mắc và thậm chí không nghe lời khuyên của thầy thuốc là kiêng ăn ở nhiều mức độ khác nhau, nhất là ăn thịt, rau, thậm chí quan niệm thịt, rau có màu đỏ là kiêng tuyệt đối vì ăn nhiều kích thích ung thư phát triển nhanh hoặc kiêng ăn thịt gà, trứng vịt lộn, rau dền, cà rốt... Nhu cầu của người bệnh cũng như người thường cần năng lượng cho hoạt động của cơ thể, thậm chí cần nhiều hơn cho nhu cầu điều trị bệnh ung thư. Các tế bào ung thư phát triển ngoài tầm kiểm soát của cơ thể nên nó không phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng, nó chỉ phụ thuộc vào các chế độ điều trị đặc hiệu bệnh ung thư như phẫu thuật, tia xạ hoặc hóa chất... Một số bệnh nhân kiêng ăn toàn diện mà chuyển sang ăn gạo lứt là không nên theo vì chỉ ăn gạo lứt có thể gây thiếu dinh dưỡng cho cơ thể. Một số trường hợp đã phải vào viện cấp cứu vì phương pháp trên, số khác lỡ mất cơ hội điều trị bệnh, sau một thời gian quay lại viện thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn hơn, cơ may điều trị khỏi trở nên khó khăn hơn. Bệnh nhân ung thư nên ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm; Ăn ít, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (5-6 bữa); chọn thức ăn hoặc thức uống giàu dưỡng chất dành cho người bệnh ung thư để đảm bảo dinh dưỡng và duy trì hoặc cải thiện cân nặng; uống đủ nước, khoảng 2-2,5 lít trong ngày; tập luyện cơ thể có thể cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm tình trạng mệt mỏi và chán nản rất thường gặp ở bệnh nhân ung thư, tránh tình trạng teo cơ.
 
anninhthudo.vn

Nấu trà trị bệnh

7:30 PM |
Có một số cách tự nấu nước trà tại nhà để phòng và trị bệnh.

Ngọc trúc, cúc hoa, tim sen - Ảnh: K.Vy
Ngừa bệnh tim mạch

- Nguyên liệu: 1 quả ô mai, 2 quả táo đỏ, 7 hạt hạnh nhân. Cách làm: Cho các nguyên liệu trên vào nồi cùng 300 ml nước để nấu lấy nước dùng sau bữa cơm chiều. Công hiệu: Phòng ngừa bệnh tim mạch. Tâm chủ về huyết mạch là quan niệm của đông y, cho nên huyết thông hành sẽ giảm bớt mắc bệnh về tim.

- Nguyên liệu: 30 gr đan sâm, 20 gr ngọc trúc, 300 ml nước. Cách làm: Cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi nấu 10 phút kể từ lúc sôi. Lọc bỏ bã lấy nước dùng trong ngày. Công hiệu: Phòng ngừa nhồi máu cơ tim.

Chữa nhiễm lạnh, phong nhiệt

- Nguyên liệu: 10 gr đường thẻ, 3 gr hạnh nhân, 5 lát gừng tươi, 1 quả táo đỏ. Cách làm: Cho 300 ml nước vào nồi, cho hạnh nhân vào nấu đến sôi, thêm đường thẻ, gừng tươi và táo đỏ nấu thêm vài phút nữa thì ngừng. Dùng sau bữa ăn để phòng nhiễm lạnh.

- Nguyên liệu: 6 gr cúc hoa, 15 gr hạnh nhân. Cách làm: Cho 300 ml nước vào nồi, cho hạnh nhân vào nấu thêm 5 phút kể từ lúc sôi, thêm vào cúc hoa để vài phút nữa, lấy nước dùng trong ngày. Công hiệu: Dùng cho trường hợp đau họng, đau đầu do cảm nhiễm phong nhiệt.

Trị khó ngủ, đau đầu, cảm

- Nguyên liệu: 5 gr tâm sen (hoặc nhị sen), 10 gr táo nhân, 20 gr lá vông, 2 gr hoa nhài tươi. Cách làm: Tâm sen đem sao cho thơm (nếu là nhị sen thì không sao); táo nhân sao đen, tán dập; lá vông sấy khô, vò vụn. Tất cả đem hãm với một lít nước sôi để dùng trong ngày. Dùng cho những người khó ngủ nhất thời.

- Nguyên liệu:
5 gr cúc hoa, 10 gr hoa hòe, 12 gr hạ khô thảo. Cách làm: Hoa hòe sao thơm. Hạ khô thảo sao vàng, tán dập. Cúc hoa sấy khô, vò nát vụn, trộn đều, đem hãm nước sôi để lấy nước dùng trong ngày. Công hiệu: Dùng cho trường hợp nhức đầu, hoa mắt, thích hợp cho người cao huyết áp.

- Nguyên liệu:
10 gr xuyên khung, 5 gr bạch chỉ, 1 lát cam thảo, 1 quả táo đỏ.
 
 Cách làm: Cho các nguyên liệu vào nồi cùng nửa lít nước nấu lấy nước, bỏ bã, dùng trong ngày. Công hiệu: Trị cảm mạo, đau nửa đầu.

- Nguyên liệu: 8 gr bạc hà, 4 gr kinh giới, 12 gr cam thảo đất, 12 gr lá tre, 12 gr kim ngân. Cách làm: Bạc hà, kinh giới, kim ngân phơi khô thái nhỏ, tán vụn, trộn đều, đem hãm với nước sôi, lấy nước này dùng trong ngày. Công hiệu: Dùng cho trường hợp bị cảm nắng, say nắng, sốt cao.
Trị đau bụng kinh

- Nguyên liệu: 20 gr hoàng kỳ, 15 gr gừng tươi. Cách làm: Gừng cắt lát, cùng hoàng kỳ, nửa lít nước cho vào nồi nấu lấy nước dùng trong ngày. Công hiệu: Trị đau bụng dưới khi hành kinh. Dùng liên tục 7 ngày, trước 3 ngày có kinh (đợt sau), trong thời gian dùng thuốc mỗi ngày sáng chiều dùng 1 lần.

Lương y Bàng Cẩm

Trà thảo mộc tốt cho sức khỏe trong mùa đông

5:00 PM |
Thời tiết giá lạnh trong ngày đông càng khiến bạn lo lắng hơn về sức khỏe của bản thân cũng như những người thân trong gia đình.


Tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch thông qua chế độ ăn uống là một trong những cách hiệu quả nhất.

Trà thảo mộc không chỉ giúp bạn giữ nhiệt hơn trong mùa đông, mà nó còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe mà bạn không ngờ tới nhờ các thành phần dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và các hợp chất khác.

Chúng tôi xin đưa ra những loại trà giúp bạn gìn giữ sức khỏe trong mùa đông.

1. Trà xanh

Trà xanh từ lâu đã trở thành thức uống dân dã, quen thuộc với người dân Việt Nam, mang lại những lợi ích cho sức khỏe. Theo các nhà khoa học, trong lá trà chứa hơn 300 loại thành phần hóa học, trong đó TP (phenolic với Catechin là chính) có thể chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống béo phì, hấp thụ Tanin và bài thải sắc tố đen trong cơ thể, giúp da trắng mịn.

Trong một nghiên cứu đăng trên Experimental Cell Research chứng minh rằng, trong trà xanh có tác dụng ức chế quá trình chuyển hóa tế bào ung thư vú. Còn trên Cancer Prevention Research, người ta chứng minh EGCG trong lá trà có thể kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư phổi.

Lợi ích của trà xanh mang lại là không thể phủ nhận, cũng không thể vì thế mà bạn uống quá nhiều trong một ngày. Bạn chỉ nên uống cách ngày hoặc uống 1 đến 2 tách nhỏ một ngày, và nhâm nhi thưởng thức hương vị tách trà thay vì ngày nào cũng uống liên tục vài lít.

2. Trà xả

Các bài thuốc dân gian cổ truyền đều có nhắc đến công dụng của trà xả.

Đặc biệt trong mùa đông, trà xả có công dụng chữa cảm lạnh và ho bằng cách kết hợp lá sả, mật ong, hạt tiêu, quế, nước cốt chanh, lá bạc hà. Loại trà sả hỗn hợp này giúp thông mũi họng, giữ ấm toàn thân và dịu cơn ho trong mùa lạnh.

Ngoài ra, trà xả có tính kháng nấm, kháng khuẩn, chống ký sinh trùng, đặc biệt chống viêm. Khi bạn gặp phải những triệu chứng về đường tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu,... chỉ cần dùng 30-50g sả, sắc lấy nước uống 2-3 lần trong ngày để chữa trị các triệu chứng trên.

Bạn hãy thử thay đổi ly trà xanh bằng một tách trà xả. Thêm một chút gừng , vài giọt cốt chanh hay mật ong cũng là những cách hay để làm tăng thêm hương vị cho tách trà xả của bạn.

3. Trà bạc hà

Trà bạc hà không chỉ là một loại thức uống thông thường mà nó còn là một loại trà thảo dược có tác dụng phòng ngừa được nhiều bệnh.

Lá bạc hà chứa vitamin B, canxi, kali giúp tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể. Vì vậy, trà bạc hà có thể giúp chống lại một số bệnh thông thường mùa đông như cảm lạnh, ho khan, cảm cúm,...

Một ly trà bạc hà hàng ngày sẽ giúp bạn tăng cường hệ tiêu hóa, làm giảm các cơn co thắt đường hô hấp và đường tiêu hóa.

Nếu bạn muốn thưởng thức những hương vị khác lạ hãy thử thêm chút mật ong, thậm chí pha cùng với trà mạn.

Ly trà của bạn sẽ thơm ngon hơn nhiều. Một điều bạn cần phải lưu ý là trà bạc hà không thích hợp dùng cho trẻ nhỏ, hoặc bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp.

4. Trà hoa cúc

Từ lâu, hoa cúc được xem như một loại thảo dược có tác dụng rất tốt cho sức khỏe con người. Dùng trà hoa cúc thường xuyên sẽ giúp cơ thể giảm căng thẳng, tâm trạng thư thái, ngủ sâu giấc.

Với những bệnh nhân tiểu đường, trà hoa cúc giúp kiểm soát bệnh và giảm đường huyết tốt hơn ở những bệnh nhân không uống.

Một tách trà hoa cúc trắng sẽ giúp bạn chữa phong nhiệt cảm mạo, đau đầu, tăng huyết áp, chóng mặt,... Trà hoa cúc vàng cũng thường dùng trong phòng cảm lạnh, cúm, viêm mủ da, hoa mắt, tăng huyết áp,...

Vì hoa cúc có tính mát, tác dụng thanh nhiệt nên những người tỳ vị hư hàn, hay lạnh tay chân, lạnh bụng, huyết áp thấp thì không nên dùng trà hoa cúc.

5. Hồng trà Nam phi (Rooibos)

Hồng trà Nam Phi là cái tên còn khá xa lạ với người dân Việt Nam. Rooibos là loại trà thảo dược có nguồn gốc từ Nam Phi, rất có lợi cho sức khỏe và không hề chứa caffeine.

Trong lá Rooibos chứa các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, đồng, flo, sắt, kali hay magie. Đặc biệt loại cây này chứa hàm lượng Flavornoid cao hơn 50 lần so với trà xanh.

Chất Flavornoid là thành phần chống oxy hóa, có tác dụng giúp cơ thể chống lại các gốc tự do gây hại. Bên cạnh đó, chất Flavornoid còn có chức năng bảo vệ thành mạch máu, giảm nguy cơ dị ứng, duy trì sức khỏe não bộ và ngăn ngừa một số thể ung thư nhất định.

Chính vì vây, đừng bỏ qua loại trà này trong danh sách thảo dược cho gia đình.

6. Trà Lemon balm

Loại thảo dược này thuộc họ bạc hà, có mùi thơm dễ chịu, giúp giảm lo lắng, cải thiện tâm trạng và hỗ trợ giấc ngủ.

Những người mắc bệnh đau đầu, tim đập nhanh hay gặp các vấn đề tiêu hóa cũng nên sử dụng loại trà thảo mộc này. Tùy theo sở thích mà bạn có thể thêm chút mật ong hay chanh vào ly trà để tăng hương vị.

7. Trà gừng

Gừng không chỉ sử dụng thường xuyên trong những bữa ăn hàng ngày, mà còn dùng làm trà , ở Việt Nam gừng còn được sử dụng như một vị thuốc.

Vào mùa đông, trà gừng sẽ giúp bạn giữ ấm cơ thể, ngăn ngừa cảm lạnh. Uống đều đặn 2-4 tách trà gừng sẽ có tác dụng thông xoang, long đờm, hạn chế chất nhờn gây tắc nghẽn đường thở.

Gừng có tác dụng kháng vi rút và kháng khuẩn nên có lợi cho đường hô hấp. Bên cạnh đó, trà gừng tốt cho sức khỏe dạ dày, khắc phục những sự cố liên quan đến đầy hơi, tiêu hóa kém, thậm chí cả ung thư ruột.

Qua nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học, gừng có nhiều hợp chất pararadol và gingerol, có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư, hạn chế khối u di căn sang các tế bào mô và bộ phân khác

Tuy nhiên nếu bạn lạm dụng cũng không hề tốt cho sức khỏe, sẽ gây chướng bụng, đầy hơi. Ngoài ra, gừng còn gây loãng máu. Vì vậy bạn bên cân nhắc lượng trà gừng tiêu thụ trong một ngày.

Trên đây là những loại trà thảo dược cho sức khỏe của bạn và gia đình. Mỗi sáng thức dậy, một tách trà sẽ giúp bạn cảm thấy sảng khoái.

Đặc biệt trong những ngày đông giá rét, gia đình ngồi quây quần bên nhau, cùng thưởng thức những tách trà nóng, thơm ngon thì còn gì ấm áp hơn. Song cũng đừng sử dụng chúng quá nhiều và hãy tìm hiểu mỗi loại trà trước khi sử dụng để phù hợp với bản thân.

Theo Minh Anh
Sức khỏe & Đời sống

Thảo dược phòng trị bệnh gan, mật

2:00 PM |
Các thảo dược dùng phòng trị bệnh gan mật có tác dụng tăng sơ tiết mật, men ở gan, giải độc tế bào gan, chống xơ gan, tăng tái tạo tế bào gan khi bị hủy hoại…

Nhân trần

Cây có vị hơi đắng, mùi thơm dễ chịu do chứa tinh dầu. Theo Đông y, nhân trần có tác dụng thanh lợi thấp nhiệt, thoái hoàng, lợi mật, giải độc. Dùng trị viêm gan hoàng đản, viêm gan vàng da, vàng mắt thể dương hoàng, tức thể viêm gan cấp tính, hoặc âm hoàng tức thể viêm gan mạn tính kể cả viêm gan do virut B.

Liều dùng, ngày 12 - 16g, sắc uống hoặc hãm. Để tăng hiệu quả trị liệu, có thể phối hợp nhân trần 20g, chi tử 12g, đại hoàng 4g, sắc uống, ngày một thang, uống liền 3-4 tuần.



Nhân trần tía

Hay còn gọi là nhân trần Tây Ninh, nhân trần tía cũng có vị đắng, mùi thơm do chứa tinh dầu, có công năng lợi gan, mật, dùng để trị các bệnh về gan, mật như nhân trần.

Bồ bồ

Phần sử dụng là thân lá của cây bồ bồ hay còn gọi là nhân trần bồ bồ. Có tác dụng gây tăng tiết mật rõ rệt, nhất là dạng cao cồn; trị viêm gan, vàng da. Ngoài ra còn dùng trị cảm mạo phong nhiệt, hoặc viêm ruột với liều 8-12g, sắc uống hoặc hãm.

Diệp hạ châu

Hay còn gọi là cây chó đẻ răng cưa. Diệp hạ châu mọc hoang hoặc được trồng ở nhiều nơi trong nước ta. Theo Đông y, diệp hạ châu có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, quy vào kinh can, phế, có công năng tiêu độc, lợi mật, hoạt huyết, dùng trị viêm gan hoàng đản, viêm họng, mụn nhọt, viêm da thần kinh, viêm thận, phù thũng, sỏi tiết niệu. Liều lượng, ngày 8 - 20g, sắc uống.


Diệp hạ châu đắng


Còn có tên gọi khác là chó đẻ răng cưa thân xanh. Theo Đông y, diệp hạ châu đắng vị đắng, tính mát, quy kinh phế thận, có công năng tiêu độc, sát khuẩn, tán ứ, thông huyết, lợi tiểu, lợi mật, ức chế virut gây viêm gan B, điều hòa huyết áp, được dùng trị viêm gan, mật, bí tiểu, tắc tia sữa, mụn nhọt, bế kinh...

Liều dùng 8-16g, sắc uống. Dùng ngoài, cây tươi giã nát đắp vào vết thương lở loét hoặc vết cắn của côn trùng. Lưu ý: Diệp hạ châu không dùng cho phụ nữ có thai.

Atisô

Hoa, lá, rễ Atisô đều dược dùng làm thuốc. Lá Atisôchứa các acid hữu cơ, các hợp chất flavonoid có tác dụng chống ô-xy hóa cao... Hoa Atisô chứa nhiề uchất taraxasterol và faradiol có tác dụng ức chế viêm khá mạnh. CaoAtisô có tác dụng bảo vệ gan, tác dụng lợi mật tốt, hoạt tính chống ô-xy hóa cao, hạ cholesterol và urê huyết. Được dùng trị viêm gan, viêm túi mật hoặc chức năng của gan mật kém, sỏi mật.


Nghệ

Nghệ chứa nhiều tinh dầu chủ yếu là phellandren, borneol, curcumin (1,5-2%). Nghệ có tác dụng giảm cholesterol trong máu, chống viêm, giảm đau. Dùng nghệ, đặc biệt là curcumin để trị viêm gan vàng da hoặc trường hợp dịch mật bài tiết khó khăn.

Ngoài ra còn nhiều vị thuốc khác có tác dụng tốt cho gan, mật như chi tử có tác dụng tăng bài tiết dịch mật; ngũ vị tử tăng tác dụng chống ô-xy hóa, bảo vệ và tái tạo tế bào gan, khi gan bị viêm nhiễm; cà gai leo trị các trường hợp gan đã bị xơ hóa; cúc gai hay còn gọi là kế sữa, với thành phần silymarin có tác dụng ức chế vi-rút viêm gan C, chống ô-xy hóa, giúp tế bào gan tránh khỏi bị hủy hoại do viêm gan.


Theo Một thế giới/ Bachmai.vn

Thảo dược kỳ quái trị ‘bệnh nhà giàu’ của ông lang Giáy

11:00 AM |
(Tin Tức Tổng Hợp) – Bài thuốc trị gút của ông lang Lục Xuân Út gồm các vị: Cơm lênh, bầu khai, nhức xương, dau dáu, huyết đằng…
Loạt bài ông lang trị gút

Kỳ 3 (kỳ cuối):Giải mã những vị thuốc trị gút

Mặc dù bốc thuốc cho cả vạn bệnh nhân, nhưng ông lang Lục Xuân Út (xóm Vinh Quang, xã Thái Bình, Yên Sơn, Tuyên Quang) vẫn làm hoàn toàn thủ công.

Mỗi lần bốc thuốc, ông lang Út mở 5 chiếc bao tải lớn chứa nguyên liệu đã thái và phơi khô, rồi cứ thế dùng tay bốc trộn với nhau.

Mỗi túi thuốc nặng 2kg, đóng trong túi nilon lớn. Mặc dù bốc bằng tay, nhưng túi nào túi nấy đều tăm tắp, đặt lên bàn cân đều chính xác 2kg.

Cứ đóng thuốc đến đâu, là có người đến khuân đi hết. Người bệnh tự chia mỗi túi thuốc đó thành 5 thang, sắc uống trong 10 ngày, tức hai ngày uống một thang. Thuốc cứ đóng vào bịch, chẳng có tờ giấy hướng dẫn gì cả.

Ông lang Lục Xuân Út chế biến thuốc rất đơn giản, thô mộc.
Tôi hỏi: “Sao anh không bốc thành từng thang như các ông lang khác, và có hướng dẫn sử dụng để người bệnh không phải thắc mắc gì?”.

Ông lang Lục Xuân Út bảo: “Thuốc của mình dân dã, chỉ cần đóng thành túi như thế là được rồi. Nhiều người cũng tư vấn cho mình cách đóng gói, bảo quản cho tốt, rồi thì dùng máy xay, nghiền.

Có bệnh nhân còn đòi tặng mình cả máy nghiền, máy trộn, máy đóng túi tự động. Tuy nhiên, mình không làm như vậy, vì sẽ phát sinh thêm chi phí, đội giá thuốc lên, mà công dụng thì vẫn như thế thôi.

Mỗi bọc thuốc của mình chỉ uống trong 10 ngày, nên bảo quản cũng đơn giản. Mà đóng gói đến đâu, bán hết đến đấy, nên đâu có sợ mốc”.

Một vị thuốc trị gút
Tôi lại hỏi: “Nếu thái thuốc thô thế này, anh không sợ bị người khác học mất bí quyết à?”. Thầy lang Lục Xuân Út cười nói: “Những cây thuốc của mình đều là thứ chỉ trong dòng họ mình biết thôi, nên có nhìn cây khô cũng không biết được đâu.

Cũng vì không ai biết, mà những cây thuốc này không bị khai thác, còn nhiều trong rừng. Đấy cũng là lý do mình bán thuốc với giá rẻ, người nghèo cũng có thể dùng được”.

Vì có rất nhiều độc giả liên lạc với tòa soạn và tác giả xin số điện thoại của ông lang Lục Xuân Út, sau khi trao đổi và được sự cho phép của ông lang Út, tòa soạn cung cấp số điện thoại của ông lang Út như sau: 0914501819

Khi tôi hỏi 5 vị trong bài thuốc chữa gút, thì ông thầy lang Lục Xuân Út chẳng giấu giếm gì. Ông Út mở từng bao nguyên liệu, bốc lên và khoe các vị gồm: Cơm lênh, bầu khai, nhức xương, dau dáu, huyết đằng…

Tôi bảo: “Cây cơm lênh, bầu khai, dau dáu thì chưa nghe bao giờ, nhưng dây nhức xương và huyết đằng thì nhiều người biết rồi…”.

Ông lang Lục Xuân Út bảo: “Thưa nhà báo, dây nhức xương có mấy chục loại, mình chỉ dùng đúng một loại mà thôi. Huyết đằng là dây leo bổ máu, nhưng có 6 loại khác nhau. Có loại huyết đằng trị ngứa và dị ứng, có loại trị dạ dày, có loại trị về gan.

Loại huyết đằng giải độc gan, điều hòa cơ thể, chính là loại bổ trợ cho các thảo dược trị gút. Loại huyết đằng này dây nhỏ, kỳ quái như con rắn, nó chỉ có ở rừng già.

Mới đây, mình vào rừng hái thuốc, thấy có dây huyết đằng mọc ở lối vào rừng, vắt lên vách đá, mình hỏi ông cụ chăn trâu, thì ông cụ bảo ông đã 80 tuổi, mà hồi 9-10 tuổi đã thấy dây huyết đằng mọc ở đây, to như bắp tay rồi. Tức là, đã 70 năm qua, dây huyết đằng này không hề lớn. Tuổi của nó có lẽ phải trăm năm”.

Nói rồi, thầy lang Lục Xuân Út trèo lên đống thuốc chất trong kho, lôi từ trên mái nhà xuống một đoạn dây leo, to bằng cổ tay, trông như con rắn.

Dây huyết đằng trị gút như con rắn, chỉ bằng bắp tay, nhưng có tuổi trăm năm
Dây huyết đằng to bằng cái phích, như con trăn, bò loằng ngoằng trong rừng, có tuổi trăm năm thì tôi gặp nhiều trong các chuyến đi rừng, nhưng dây huyết đằng cổ thụ mà rất nhỏ và hình thù quái dị thế này thì chưa gặp.

Theo thầy lang Lục Xuân Út, vị quý nhất, chủ đạo trong bài thuốc trị gút gia truyền của dòng họ, là cây cơm lênh.

Tôi tra một số sách thuốc, thì có thấy nhắc đến thảo dược cơm lênh, còn gọi là: trâu cổ, vảy ốc, bị lệ, cây xộp, mộc liên, sung thằn lằn.

Tuy nhiên, đây lại là tầm gửi, mọc trên thân cây gỗ, lá hình vảy ốc, có quả bằng quả sung… Như vậy, cây cơm lênh mô tả trong sách không phải thảo dược mà ông lang Lục Xuân Út sử dụng. Cây cơm lênh có lá như lá lúa, nhưng ngắn hơn.

Theo thầy lang Út, cơm lênh mà ông sử dụng là một loại lan, mọc hoang dã trên vách đá cao, chứ không mọc trên cây. Loại lan này chỉ sống ở rừng già, trong các khe đá ẩm ướt, tối tăm. 
Những cây thuốc trị gút của ông lang Út đều mọc ở rừng sâu, núi đá
Ông Út đã mang cây lan này cho nhiều thầy lang miền núi, nhưng không ai biết dùng để làm thuốc, chỉ mỗi dòng họ của ông dùng, nên trong rừng vẫn còn nhiều.

Loài lan có tên cơm lênh ra hoa đỏ pha vàng, nhìn không đẹp, lại khó trồng làm cảnh, nên không bị tận diệt.

Ngoài tác dụng trị gút, thì cơm lênh có nhiều kháng sinh tự nhiên. Xưa kia, ông nội, rồi bố ông thường hái cơm lênh tắm cho trẻ mới sinh. Các cụ bảo tắm bằng nước cơm lênh trẻ sẽ khỏe, tăng sức đề kháng, không bị ốm vặt, nhiễm lạnh…

Ngoài ra, trẻ con bí đái, tiểu rắt, chỉ cần ngâm mình trong nước cơm lênh là hết bệnh.

Cùng với cơm lênh, dây dau dáu có tác dụng thẳng vào xương khớp. Dây dau dáu chỉ bằng ngón tay cái, nhưng cực bền. Người miền núi thường lấy dây này làm thừng trâu để cày bừa, thậm chí dùng trâu kéo gỗ. Không ai biết dùng dây dau dáu để làm thuốc ngoài dòng họ của lang y Lục Xuân Út.

Thầy lang người Giáy Lục Xuân Út bảo: “Mình không được học hành đầy đủ, nên không phân tích được hoạt chất từ các cây thuốc các cụ truyền cho. Mình cũng không hiểu rõ lắm cơ chế tác động trị bệnh của nó. Các cụ chỉ cho mình thế nào, thì mình cứ bốc thuốc như thế thôi. Bài thuốc có hiệu quả thì họ mới tìm đến đông thế này chứ.

Mình cũng muốn tiết lộ những cây thuốc này cho một nhà nghiên cứu nào đó để phân tích, rồi nghĩ cách cứu nhiều người, nhưng lại sợ lộ bài thuốc, làm mất nghề gia truyền, rồi người ta vào rừng nhổ hết cây thuốc quý thì gay lắm”.


Ông Nguyễn Quang Lượng
Ông Nguyễn Quang Lượng (Phó chủ tịch huyện Tân Uyên, Bắc Giang): “Tôi bị bệnh gút hành hạ suốt 8 năm trời, rất khổ sở. Cứ mỗi năm bị mấy trận đau đớn không đi nổi. Các ngón chân, tay sưng phù lên, đau như có con gì gặm trong khớp. Tôi đã dùng đủ các loại thuốc uống, thuốc tiêm, nhưng hiệu quả không cao, cứ hết thuốc lại đau.

Thấy anh em trong huyện bảo uống thuốc của ông lang Út người Giáy ở Tuyên Quang khỏi, lúc đầu tôi cũng không tin lắm đâu, nhưng cứ dùng thử xem thế nào. Không ngờ, uống xong, thấy người dịu hẳn, hết đau đớn. Các khớp cũng hết nóng đỏ, xẹp đi.

Tôi uống từ đầu năm nay, và đến giờ chưa thấy bệnh tái phát, lại ăn uống, tiếp khách khá thoải mái, không phải kiêng kỵ gì cả. Tháng nào tôi cũng xuống Hà Nội xét nghiệm thì các chỉ số đều bình thường, không thấy dấu hiệu bệnh.

Bây giờ, để phòng bệnh, cứ mỗi tuần tôi uống một hai thang. Bài thuốc của anh Út thực sự là thần dược với bệnh gút. Tôi mách cho rất nhiều người đến lấy và mọi người đều phản hồi rất tốt”.

Theo vtc.vn

Đông trùng hạ thảo có thực sự chữa được bách bệnh?

3:30 PM |
 - Từ trước đến nay, đông trùng hạ thảo luôn được coi là vị thuốc quý, có công dụng "chữa bách bệnh". Vì vậy dù giá của loại thảo dược này cao ngất ngưởng, nhiều người vẫn bỏ tiền triệu ra để mua. Nhưng liệu nó có thực sự "quý" như những gì người ta vẫn hay đồn đại?

“Chữa ung thư, chống lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch”, thậm chí là "chữa bách bệnh", đó là những công dụng tuyệt vời mà người ta vẫn luôn tin rằng thần dược đông trùng hạ thảo nổi tiếng sẽ đem đến cho họ. Chính vì khả năng chữa bệnh "thần kì" như vậy, cộng với sự khan hiếm của đông trùng hạ thảo, nên giá của nó cao ngất ngưởng (khoảng 160 triệu đồng 1 kg) và công dụng chữa bệnh cũng theo đó mà tăng lên, dần trở thành vị thuốc chữa được "bách bệnh". Trên thực tế, dựa vào sự tiến bộ của khoa học ngày nay, chưa có bất kì một khẳng định nào cho công dụng chữa bệnh tuyệt đối của đông trùng hạ thảo.

Nghiên cứu về đông trùng hạ thảo đã lâu, Phó viện trưởng viện nghiên cứu y dược Trung Quốc ông Lý Thiệu Bình chia sẻ: "Đông trùng hạ thảo có 2 thành phần quan trọng đó là: nucleocide va đường đơn trị. Đây là hai chất thực sự có công hiệu trong việc nâng cao khả năng miễn dịch của người bệnh. Tuy nhiên, cho đến nay, số bệnh nhân sau khi sử dụng có tác dụng là không nhiều".

Đông trùng hạ thảo có công dụng chữa bách bệnh như người ta vẫn đồn đại. Ảnh minh họa
Trả lời phóng viên về việc "hiện nay, những người dùng đông trùng hạ thảo đều rất tin tưởng vào công dụng chữa bệnh của loại thảo dược này, vậy những công dụng thực sự của nó đối với sức khỏe là như thế nào?", ông Lý Thiệu Bình cho biết: "Trong trùng thảo có một chất gọi là Cordycepin. Chất này được sử dụng trong điều trị các chứng bệnh liên quan đến ung thư. Tuy nhiên, hàm lượng Cordycepin có trong trùng thảo tự nhiên là rất thấp, hơn nữa phải tiến hành nghiên cứu điều chế, phối hợp cùng các thành phần dược liệu khác mới có thể làm cho Cordycepin thực sự phát huy tác dụng. Đối với người bệnh khi mới sử dụng, có thể tăng cường khả năng miễn dịch của họ ở một mức độ nhất định nào đó, tuy nhiên nếu sử dụng nhiều thì ngược lại, có thể sẽ làm giảm khả năng miễn dịch."

Chủ nhiệm phòng nghiên cứu đông trùng hạ thảo viện nghiên cứu dược liệu tỉnh Thanh Hải, bà Lý Ngọc Linh cho biết: "Đông trùng hạ thảo là 1 vị thuốc của đông y, nó không hề có tác dụng chữa bách bệnh như tưởng tượng của mọi người. Người khỏe mạnh, không có bệnh thì không nên dùng". Theo bà, nó chỉ giúp nâng cao khả năng miễn dịch, tăng khả năng phục hồi của người bệnh, hỗ trợ sức khỏe người bệnh sau quá trình điều trị.

Vậy cuối cùng, liệu có phải tất cả các thành phần của đông trùng hạ thảo đều có tác dụng chữa bệnh? Những người như thế nào, bị bệnh gì thì nên dùng? Để giải đáp những câu hỏi này, cần phải có thêm nhiều thử nghiệm về công dụng của trùng thảo hơn nữa. Hi vọng câu trả lời sẽ sớm có trong một tương lai gần.

Theo Minh Vũ
VietQ.vn

Tác động tiêu cực của rau ngót với sức khỏe có thể bạn chưa biết

8:00 AM |
Rau ngót là loại rau lành và bổ dưỡng. Không chỉ là một món ăn thông thường, rau ngót còn có tác dụng chữa bệnh.Theo Đông y, rau ngót tính mát lạnh (nấu chín sẽ bớt lạnh), vị ngọt. Có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hoá ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ, có nhiều tác dụng chữa bệnh.

Rau ngót bổ âm, sinh tân dịch, nhiều chất xơ nên ngăn ngừa được táo bón. Phụ nữ sau sinh nên dùng rau ngót.

Với chất lượng đạm thực vật cao nên rau ngót được khuyên dùng thay thế đạm động vật để hạn chế những rối loạn chuyển hóa canxi gây loãng xương và sỏi thận. Rau ngót được khuyên dùng cho người giảm cân và người bệnh có đường huyết cao.

Ai cũng biết là rau ngót rất tốt nhưng ít người biết rau ngót cũng có tác động tiêu cực với sức khỏe con người. Tuy nhiên, tác động này, chỉ cần lưu ý khi kết hợp các loại thực phẩm với rau ngót là có thể tránh được.

Tác động tiêu cực của rau ngót

Đằng sau những đặc điểm ưu việt, lá rau ngót cũng có một số nhược điểm. Ngoài việc hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể, glucocorticoid là kết quả của quá trình trao đổi chất của lá rau ngót có thể gây cản trở cho quá trình hấp thụ canxi và phốt pho, cả canxi và phốt pho có trong chính lá rau ngót cũng như trong thực phẩm khác được ăn kèm với rau ngót.
Chú ý: Không nên cho đường vào nước cốt rau ngót vì nó sẽ làm mất tác dụng, tốt nhất là uống nước cốt bạn nhé!


Bên cạnh đó, cần phải biết các công dụng tích cực của rau ngót với sức khỏe con người:

- Thanh nhiệt: Rau ngót được dùng để thanh nhiệt, hạ sốt, trị ho do phế nhiệt. Dùng lá rau ngót tươi dưới dạng nước ép lá hoặc nấu canh rau ngót.

- Trị cảm nhiệt gây ho suyễn: Rau ngót vị mát, có tính thanh nhiệt, lại chứa chất ephedrin rất tốt cho những người bị cúm gây ho suyễn.

- Giảm thân trọng: Rau này có khả năng sinh nhiệt thấp (100g chỉ có 36 lalori), ít gluxit và lipit nhưng nhiều protein do đó rất phù hợp với thực đơn người muốn giảm thân trọng như mập phì, bệnh tim mạch và tiểu đường. Nên nấu canh rau ngót với thịt heo nạc, đậu hũ.

- Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Người bệnh đái tháo đường chỉ được ăn ít cơm để glucoz - huyết không tăng nhiều sau bữa ăn. Rau ngót có inulin giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường (đường và cơm là đường nhanh). Mặt khác, khả năng sinh nhiệt của inulin chỉ bằng 1/9 của chất béo.

- Trị táo bón: Rau ngót bổ âm, sinh tân dịch, nhiều chất xơ nên ngăn ngừa được táo bón. Phụ nữ sau sinh nên dùng rau ngót để vừa bổ âm, sinh tân dịch, bù lại âm và tân dịch mất cùng máu khi sinh.
- Chảy máu cam: Giã rau ngót thêm nước, ít đường để uống, bã gói vào vải đặt lên mũi.

Sưu Tầm

Bài thuốc chữa bệnh từ cây ngũ sắc

4:30 PM |
Đông y cho rằng cả cây ngũ sắc đều có tác dụng chữa bệnh. Lá có vị đắng, hôi, tính mát, hơi có độc, có tác dụng tiêu viêm sưng, hạ sốt, tiêu độc, chữa ngứa gãi, rắn cắn.

Cây ngũ sắc hay còn gọi tên là bông ổi, trâm ổi, thơm ổi, tứ quý, Mã anh đơn, ổi nho, người Tày gọi Nhà khí mu, tên khoa học là Lantana camara L., thuộc họ Cỏ roi ngựa – Verbenaceae. Tránh nhầm cây này với cây cứt lợn (Ageratum conyzoides L.) thuộc họ Cúc (Asteraceae) chữa viêm xoang mũi.

Là cây nhỏ, cao tới 1,5 – 2m hay hơn. Thân có gai; cành dài, hình vuông, có gai ngắn và lông ráp. Lá mọc đối, hình trái xoan, gốc tròn hoặc hình tim, đầu nhọn, mép khía răng đều mặt dưới có lông. Mùa hoa, quả từ tháng 4 đến tháng 9.

Cây gốc ở Trung Mỹ, ở nước ta thấy mọc hoang tại nhiều nơi, thường gặp như các bãi trống, ven rừng, đồi núi, ven bờ biển. Hiện nay mọi người thường trồng cây để làm cảnh vì có hoa đẹp và nở bốn mùa.

Quả hạch hình cầu, nằm trong lá đài, khi chín màu đen; nhân gồm 1 - 2 hạt cứng, xù xì. Các bộ phận của cây thu hái vào mùa khô, phơi, sấy khô hay dùng tươi.

Đông y cho rằng cả cây ngũ sắc đều có tác dụng chữa bệnh. Lá có vị đắng, hôi, tính mát, hơi có độc, có tác dụng tiêu viêm sưng, hạ sốt, tiêu độc, chữa ngứa gãi, rắn cắn.

Hoa có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng cầm máu. Rễ có vị dịu, tính mát, có tác dụng hạ sốt, tiêu độc, giảm đau… Hoa dùng trị lao hay ho ra máu và hạ huyết áp. Liều dùng 30 – 60g, dạng thuốc sắc.

Lá dùng ngoài đắp vết thương, vết loét hoặc dùng để cầm máu; cũng dùng trị ghẻ lở, viêm da, các vết chàm và dùng chườm nóng trị thấp khớp. Thường dùng tươi giã đắp ngoài hay nấu nước để rửa. Hoa dùng làm thuốc trị ho với liều 12g, dạng thuốc sắc hay hâm nóng hoặc chế xi rô.

Dưới đây là một số cách trị bệnh từ cây ngũ sắc
Chữa chứng ho do lạnh: Lấy hoa ngũ sắc 20g để tươi hoặc 10g phơi khô, sắc với 500ml nước còn 100ml, uống trong ngày. Dùng riêng hoặc phối hợp với hoa hòe sao đen và rễ bạch cập, mỗi thứ 8g. Có thể thêm đường cho dễ uống. Nước sắc này còn chữa cảm sốt, tăng huyết áp. Dùng liền 5 ngày.

Ho ra máu và lao phổi: Dùng hoa ngũ sắc khô 6 – 10g nấu nước uống.

Chấn thương bầm giập, vết thương chảy máu: Giã lá ngũ sắc tươi đắp ngoài. Hoặc dùng 30g lá khô, với 10g gừng khô tán bột rắc lên vết thương ngày một lần.

Thuốc cầm máu, sát khuẩn, chữa vết thương nhỏ hẹp: Lá và hoa ngũ sắc 30g phối hợp với gừng tươi 10g, phơi hoặc sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, rắc vào vết thương. Ngày thay băng một lần. Hoặc lá ngũ sắc để tươi, rửa sạch, giã đắp vào vết thương. Nếu vết thương rộng thì sơ cứu xong sau đó đến cơ sở y tế để được cấp cứu.

Trị chứng tiêu khát của bệnh đái tháo đường: Lấy toàn bộ cả cành, lá và hoa cây ngũ sắc phơi khô. Thái khúc cho vào lọ đậy kín. Dùng dần, mỗi ngày lấy khoảng 40g, cho 500ml nước, sắc còn lại 150ml, uống thay trà hàng ngày. Có thể kết hợp ǎn cháo nấu từ củ mài và củ súng thì càng tốt. Dùng liền 10 ngày.

Chữa mẩn ngứa: Lá và hoa ngũ sắc khoảng 30 – 50g, nấu lấy nước đặc, tắm, ngâm rửa hằng ngày.

Viêm da, eczema, tinea, mụn nhọt: Nấu lá ngũ sắc tươi để rửa ngoài.

Theo BS Hoàng Xuân Đại - Nông nghiệp Việt Nam

Những bài thuốc Đông y chữa chứng tắc tia sữa

7:30 PM |
Để có thể chữa chứng tắc tia sữa sau sinh thì các mẹ có thể tham khảo những bài thuốc Đông y dưới đây để gọi sữa về nhé!

Kim ngân hoa
Tắc tia sữa có thể gặp trong bất cứ thời điểm nào trong giai đoạn nào cho con bú. Tuy nhiên hay gặp nhất là trong tuần lễ đầu tiên. Khoảng 15% phụ nữ cho con bú bị cương vú, căng tức, đôi khi có sốt.

Điều trị tắc tia sữa không tốt có thể tiến triển thành viêm tuyến vú, áp-xe vú (sản phụ sốt cao, ở vú có các nhân cứng và đau, nách có hạch ấn đau. Nếu nặng, vắt sữa lên miếng gạc quan sát thấy có những mảnh nhỏ vàng nhạt chứng tỏ có mủ trong sữa; viêm tuyến vú có thể chữa khỏi hoặc tiến triển thành áp-xe vú).

Theo YHCT, tắc tia sữa - viêm tuyến vú thuộc phạm vi chứng nhũ ung. Phép điều trị chung: thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, lợi sữa. Chia từng giai đoạn như sau:

Lúc mới phát

Vú đau, sưng tấy, sờ vào có cục cứng, ấn đau, mặt đỏ, người phát sốt, đau tức ngực, đau lan ra các khớp, không có mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn.

Bài thuốc: Kinh giới ngưu bàng thang: kinh giới tuệ 12g, bồ công anh 12g, liên kiều 8g, phòng phong 8g, ngưu bàng tử 12g, tạo giác thích 4g, kim ngân hoa 8g, sài hồ Bắc 12g, trần bì 8g, hương phụ 8g, hoàng cầm 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.

Hòa nhũ thang gia giảm: bồ công anh 20g, hoàng cầm 12g, kim ngân hoa 16g, thanh bì 8g, qua lâu 12g, sài hồ Bắc 8g, liên kiều 16g. Sắc uống ngày một thang.

Nếu sốt cao thêm thạch cao 16g, chi tử 12g; viêm sưng to thêm tạo giác thích 12g, xuyên sơn giáp 6g.

Thuốc đắp ngoài: hương phụ 40g tán bột, xạ hương 12g. Hai vị trộn lẫn vào nhau, bồ công anh 50g, sắc lấy nước bỏ bã, lấy nước đó hòa với thuốc, đun sôi đặc rồi đắp vào vú đau 1 lần/ngày trong 1 - 3 ngày.

Hoặc dùng phương pháp đắp hành: Dùng cả củ hành để nguyên rễ, giã nát đắp lên vú bị đau.

Hoặc dùng 100g lá bồ công anh giã nát, lọc lấy nước uống, bã đắp tại chỗ vú bị đau.

Giai đoạn sắp vỡ mủ hay đã vỡ

Mình lạnh, hết sốt, vú đã mềm, đau nhức sắp vỡ mủ hoặc đã vỡ.

Bài thuốc: Thần hiệu qua lâu tán gia vị: qua lâu 40g, xuyên sơn giáp 10g, sinh cam thảo 20g, đẳng sâm 12g, đương quy 20g, hoàng kỳ 12g, hương phụ 4g, một dược 8g. Sắc bỏ bã, cho thêm 1 chén nhỏ rượu lâu năm uống 3 lần/ngày (sau bữa ăn).

Giai đoạn khí huyết hư

Sắc mặt xanh, người mệt mỏi, thích ngủ, vùng vú đau ít hơn trước nhưng vẫn sưng, cứng, mạch hư tế.

Bài thuốc: Thác lý tiêu độc tán: nhân sâm 8g, xuyên khung 8g, sinh hoàng kỳ 8g, kim ngân hoa 12g, bạch truật 8g, tạo giác thích 4g, bạch thược 8g, bạch chỉ 4g, đương quy 8g, cát cánh 8g. Sắc uống ngày một thang (uống xa bữa ăn).

Lưu ý: Tắc tia sữa cũng như viêm tuyến vú là bệnh cấp tính, cần phải điều trị tích cực, kịp thời để tránh gây áp-xe vú. Ngoài ra cần chú ý vệ sinh vú hàng ngày, đặc biệt trước khi cho bú. Người mẹ cần có chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng hợp lý, giữ tinh thần luôn thoải mái, lạc quan.


Tin tức nguồn: www.xaluan.com

"Thần dược" chữa vô sinh từ thiên nhiên

7:46 PM |
Bạn hoàn toàn có thể chữa vô sinh từ những cây cỏ vẫn trồng trong vườn và gia vị trong bếp nhà bạn.

Nếu vợ chồng bạn vô sinh, hiếm muộn do các vấn đề về tinh trùng ở nam giới, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này nhờ cây cỏ và thực phẩm từ thiên nhiên. Hãy tận dụng những "thần dược" chữa vô sinh dưới đây để nhanh lên chức ba mẹ nhé!


Nước rau ngót cho chồng yếu tinh trùng


Theo y học dân gian, rau ngót giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe của bạn. Trong rau ngót cũng chứa các hợp chất có thể tăng chất lượng và số lượng tinh trùng. Chỉ cần uống 2 cốc nước rau ngót xay sống (300ml) đặc sánh, xanh ngắt mỗi ngày là có thể chữa vô sinh cho những quý ông có tinh trùng yếu. 

Uống nước rau ngót sống rất tốt cho quý ông yếu tinh trùng
Đồng thời, lá rau ngót còn có nhiều hợp chất phytochemical giúp khơi dậy tiềm năng và khả năng tình dục cho đàn ông. Rau ngót còn chứa một nhóm hoạt chất sterol có tác dụng như hormone sinh dục có thể tạo hưng phấn tình dục vì thế nó cũng tốt cho phụ nữ.


Lá hẹ chữa xuất tinh sớm


Theo Đông y, lá hẹ có vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm. Nếu thường xuyên ăn canh hẹ sẽ giúp nam giới cường tinh lực, bồi bổ gan thận. Lá hẹ cũng rất tốt đối với phụ nữ có thai khi bị nhiễm lạnh, phụ nữ sau khi sinh bị chóng mặt. 

Với 0,5kg rau hẹ tươi giã lấy nước, uống ngày 2 lần trong một tuần, các quý ông có thể chữa được chứng di mộng tinh, xuất tinh sớm, liệt dương...

Nếu chồng bạn bị yếu sinh lý, nên cho chồng ăn các món có lá hẹ hằng ngày
Nếu các bạn đang phân vân ăn gì để chữa vô sinh, các chị em hãy chăm cho chồng ăn các món có lá hẹ như: cháo hẹ, rau hẹ xào lươn, rau hẹ xào tôm nõn, hẹ xào... Tất cả các món này để tốt cho việc điều trị chứng xuất tinh sớm, giúp quý ông nhanh chóng được lên chức bố.

Đối với nam giới, chất bổ dưỡng quan trọng để gia tăng khả năng sinh sản là vitamin C và kẽm. Vitamin C là chất chống oxy hóa có mặt trong huyết tương của tinh trùng, giúp tinh trùng không bị vón cục và dính kết, vì vậy làm tăng cơ hội thụ thai. Trong giá đỗ có đủ chất dinh dưỡng, giàu protein (ngang với sữa) nhưng lượng calo lại rất thấp, nhiều vitamin: đặc biệt là kẽm, omega3, vitamin B2, Vitamin C, vitamin B12, … Đỗ sau khi ngâm thành giá thì giá trị dinh dưỡng tăng cao: Vitamin B2 tăng 2-4 lần, caroten tăng 2 lần, vitamin C tăng 40 lần, vitamin B12 tăng 10 lần.

Giá đỗ giúp tinh trùng không bị vón cục
Các quý ông vô sinh nên ăn giá đỗ hằng ngày để cải thiện tinh trùng

Chính vì vậy, với các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn giá đỗ chính là thức ăn chữa vô sinh rẻ tiền và hiệu quả. Hãy ăn đều đặn giá đõ trong bữa cơm hằng ngày để hưởng các lợi ích nó mang lại cho sức khỏe của bạn.

Tuy nhiên, bạn nên tự làm giá đỗ hoặc mua ở những cơ sở ủ giá đảm bảo chất lượng để không bị nhiễm độc do người làm ủ giá bằng thuốc.


Mật ong chữa vô sinh


Mật ong từ xưa tới nay đã được sử dụng như là 1 loại dược chất sinh học (Vital medicine) có nhiều công dụng chữa bệnh và rất tốt với sức khỏe con người. Theo các nghiên cứu và ứng dụng từ nước ngoài, gần đây, mật ong còn được biết đến với công dụng chữa vô sinh vô cùng mới mẻ.

Dùng mật ong với thời gian dài có thể giúp tinh trùng khỏe mạnh. Những người có nguy cơ yếu tinh trùng nên thường xuyên dùng 2 muỗng mật ong trước khi ngủ. 

Mật ong chữa vô sinh hiệu quả cho cả nam và nữ
Tại Trung Hoa, Nhật Bản và một số các nước vùng Viễn Đông, đối với các phụ nữ không thể đậu thai từ nhiều thế kỷ đã được khuyên dùng bột quế để giúp cho buồng trứng và tử cung cải thiện dễ thụ tinh, mang bầu.

Người ta đã ghi nhận 1 cặp vợ chồng tại tiểu bang Maryland , Hoa Kỳ; cưới nhau 14 năm không có con và họ gần như tuyệt vọng... Nhưng khi được mách bảo phương các dùng mật ong và bột quế, 2 vợ chồng đã cùng áp dụng phương pháp trên; chỉ vài tháng sau người vợ đã mang thai và sinh đôi với 2 đứa con khỏe mạnh bình thường.

Theo phunu.net

Món Ăn Bài Thuốc Cho Người Viêm Phế Quản Mãn Tính

6:00 AM |
Xông hơi nước nóng có tinh dầu thơm như lá chanh, lá khuynh diệp, lá bạc hà, lá tía tô, lá bưởi…, làm long đàm, phục hồi lưu thông không khí.

Mướp hương nấu tôm thích hợp cho người bị viêm phế quản mãn tính, có các chứng khô khát, phiền táo, đàm suyễn, ho lâu ngày. Ảnh: ione.net
Viêm phế quản mãn tính là chứng viêm mãn tính của niêm mạc phế quản và các tổ chức xung quanh phế quản, có nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn, virus, hoặc do sự kích thích của các yếu tố vật lý, hóa học như mùi hóa chất, khói nhà máy, xăng dầu, khói thuốc lá… Bệnh kéo dài lâu ngày làm suy giảm khả năng đề kháng của cơ thể. Cũng có thể là do một phản ứng quá mẫn gây nên.

Viêm phế quản mãn tính thường gặp ở người cao tuổi. Triệu chứng thường gặp là ho có nhiều đàm, ho kéo dài, không sốt, khó thở khi gắng sức. Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác, tuy không thường xuyên, như gầy sút, xanh xao, buồn ngủ lơ mơ suốt ngày, tim đập nhanh...

Nếu bệnh nhẹ, thường vào sáng sớm hoặc về đêm ho có đàm nhiều, đàm có thể trắng nhầy hoặc loãng, có bọt. Bệnh thường nặng lên vào mùa lạnh và giảm nhẹ khi thời tiết ấm áp.

Nếu bệnh nặng, bệnh nhân ho quanh năm, khạc nhiều đàm, khó thở lúc thời tiêt lạnh, khí hậu thay đổi, hoặc khi hít phải khói bụi, mùi hóa chất. Có lúc ho kèm theo sốt gai rét, nhức đầu, chảy nước mũi.

Bệnh kéo dài, bội nhiễm thì đàm vàng đặc, có sợi huyết, cơn khó thở, có thể dẫn tới tâm phế mãn vào mùa lạnh ẩm, suy tim, suy hô hấp, phế khí thũng.

Cách xử trí trường hợp bị viêm phế quản mãn tính là chống các ổ vi khuẩn tiềm tàng ở họng, răng, hàm, hốc mũi, chống nhiễm khuẩn mới (bội nhiễm).

Xông hơi nước nóng có tinh dầu thơm như lá khuynh diệp rất tốt cho hô hấp. Ảnh: duocthao
- Xông hơi nước nóng có tinh dầu thơm như lá chanh, lá khuynh diệp, lá bạc hà, lá tía tô, lá bưởi…, làm long đàm, phục hồi lưu thông không khí; chống khó thở dẫn tới nguy cơ suy hô hấp.

- Tránh nơi có khói thuốc lá và các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí như khói, bụi, không khí bẩn. Hạn chế uống rượu.

- Ðiều trị sớm và triệt để các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.

Mu Trom Tho

Một số món ăn, bài thuốc có ích cho người bệnh viêm phế quản mãn tính

Canh phổi heo, hạnh nhân

Phổi heo 1 cái, vỏ rễ cây dâu tằm 40g, hạnh nhân 30g, gia vị gồm muối, tiêu, bột nêm hoặc bột ngọt, nước mắm.

Phổi heo làm sạch, thái miếng nhỏ, vỏ rễ dâu cạo bỏ lớp ngoài, lấy phần trắng ở trong (gọi là tang bạch bì), rửa sạch. Hai thứ cho vào nồi cùng với hạnh nhân và lượng nước thích hợp, đem hầm chín nhừ, nêm gia vị vừa ăn.

Chia 2 lần ăn trong ngày. Thích hợp với người bị viêm phế quản mãn tính có sốt, ho nhiều, khạc đờm nhầy mủ.

Nước lê, hạnh nhân

Lê 1 trái, lá dâu tằm 10g, hạnh nhân 10g, đường phèn 20g.

Lê gọt vỏ, xắt nhỏ, hạnh nhân và đường phèn giã nát. Tất cả cho vào tô lớn, hãm với nước sôi, đây kín, sau 20 phút thì dùng được. Uống thay trà trong ngày.

Thích hợp với người bị viêm phế quản mãn tính trong thời kỳ tiến triển.

Cháo lê, bí đao

Lê 6 trái, gạo nếp, bí đao, mỗi thứ 100g, đường phèn 180g.

Gạo nếp vo sạch, cho vào nồi nấu thành cơm nếp. Lê gọt vỏ, cắt một đoạn ngang cuống làm nắp, dùng dao nhỏ khoét hết hạt lê ra, đem ngâm trong nước để phòng đổi màu. Lê cho vào nước sôi trụng một lát rồi vớt ra, ngâm qua nước nguội rồi để vào bát.

Bí đao gọt vỏ, xắt bằng hạt đậu nành. Lấy cơm nếp, bí đao, đường phèn trộn đều rồi nhét vào trong ruột quả lê. Lại cho vào bát lớn, bịt kín, bỏ vào nồi đem chưng khoảng 60 phút đến khi lê chín nhừ là được.

Cho vào nồi khoảng 300g nước sạch, nấu trên lửa lớn cho sôi, cho đường phèn còn thừa vào nấu chảy thành nước đặc, khi lê chưng xong lấy ra xếp lên dĩa, rưới nước đường lên trên.

Mỗi lần ăn 1 quả, có thể ăn riêng. Thích hợp với người bị viêm phế quản mãn tính, ho ra máu. Chú ý người tỳ vị hư hàn và có thấp đàm kỵ dùng.

Cao ô mai, mật ong

Ô mai 500g, mật ong 1000g.

Ô mai bỏ tạp chất, rửa sạch, phơi khô. Sau đó vẩy nước sạch lên cho ô mai ướt đều, đập nát lấy phần thịt, dùng nước rửa sạch. Cho ô mai nhục vào nồi, đổ nước sôi vào ngâm 1 giờ.

Bắc nồi ô mai lên trên lửa nhỏ, đun 2 giờ, lọc lấy nước, làm như thế 3 lần rồi hợp nước ô mai của 3 lần lại với nhau. Cho nước ấy vào nồi, dùng lửa nhỏ đun đến khi đặc lại thì cho mật ong vào, trộn đều, cô lại thành cao, để nguội cho vào lọ sạch, bảo quản nơi khô ráo.

Mỗi ngày uống vào lúc bụng đói. Buổi sáng, tối, mỗi lần 1-2 muỗng cà phê.

Thích hợp với các chứng ho lâu ngày, hư nhiệt phiền khát, sốt rét lâu ngày, đi tả kéo dài, kiết lỵ, đại tiện, tiểu ra máu, băng huyết, giun sán.

Chú ý người bị thực tà kỵ dùng.

viem-phe-quan-man-tinh
Ô mai kết hợp cùng mật ong thích hợp với các chứng ho lâu ngày, hư nhiệt phiền khát, sốt rét lâu ngày, đi tả kéo dài. Ảnh: myopera.
Canh thịt heo, khoai mài

Khoai mài 100g, thịt heo 250g, sữa bò 200ml, gừng tươi xắt sợi 15g, muối 5g, dầu ăn, bột ngọt.

Thịt heo rửa sạch, xắt miếng vừa ăn, cùng cho vào nồi với gừng, khoai mài (đã rửa sạch, cắt vụn), đổ nước nấu sôi trên lửa lớn rồi đổi lửa nhỏ nấu trong 1 giờ, cho thêm muối, dầu ăn, bột ngọt vào nồi, đun nhỏ lửa đến khi chín rục thì cho thêm sữa bò vào, nấu sôi lại là được. Dùng riêng hoặc ăn với cơm đều được.

Thích hợp với người viêm phế quản mãn tính, ho lâu ngày, tiêu khát, di tinh, tiểu tiện nhiều lần. Chú ý người bị thực tà cấm dùng.

Cháo bách hợp, đường phèn

Bách hợp 50, gạo tẻ 100g, đường phèn 80g.

Bách hợp, gạo tẻ vo đãi sạch, cho vào nồi với nước vừa lượng, nấu trên lửa lớn cho sôi, bỏ đường phèn vào rồi dùng lửa nhỏ nấu thành cháo. Ăn sáng chiều tùy ý.

Thích hợp với người cao tuổi bị viêm khí quản mãn tính, phế nhiệt hoặc phế táo ho khan, nước mắt chảy nhiều, nhiệt bệnh chưa tiêu hết (dư nhiệt), tinh thần hoảng loạn, nằm ngồi không yên, thần kinh suy nhược, phổi kết hạch.

Chú ý người bị phong hàn đàm thấp, trúng hàn, không nên dùng.

Cháo phổi heo, bách hợp

Phổi heo 1 cái, bách hợp 20g, hạnh nhân 25g, táo đỏ 6 quả, muối, bột ngọt.

Phổi heo rửa nước 2-3 lần, cho vào nồi nước vừa lượng, nấu sôi trên lửa lớn rồi vớt ra, dội qua nước nguội vắt sạch nước để ráo xắt thành miếng nhỏ.

Bách hợp, hạnh nhân, táo đỏ rửa sạch. Đem phổi heo, bách hội, hạnh nhân, táo đỏ cho vào nồi thêm nước vừa lượng nấu trên lửa lớn cho sôi rồi đổi lửa nhỏ nấu thêm khoảng 2 giờ, nêm muối, bột ngọt vừa ăn.

Ăn riêng hoặc trong bữa ăn đều được. Thích hợp với người cao tuổi bị viêm khí quản mãn tính, phế nhiệt hoặc phế táo ho khan, ho ra máu.

Cháo mướp hương

Mướp hương (mướp ngọt) 100g, gạo tẻ 250g, mỡ heo chín 10g, muối ăn 3g.

Mướp hương bỏ vỏ, rửa sạch, xắt miếng dài. Gạo tẻ đãi sạch, cho vào nồi với nước vừa lượng, nấu trên lửa lớn cho sôi rồi đổi lửa nhỏ nấu đến khi cháo chín thì cho mướp hương, mỡ heo muối ăn vào, nấu sôi khoảng 6-8 phút nữa là được.

Ăn sáng, tối mỗi ngày. Thích hợp với người bị viêm phế quản mãn tính, ho khan, phiền phát, đàm suyễn ho hen, sản phụ sữa không thông.

Chú ý, người bị dương nuy (rối loạn cương dương) cấm dùng.

Cháo bí đao, thịt heo

Bí đao 500g, gạo tẻ 100g, thịt thăn heo 150g, bột gừng 10g, dầu mè, muối 5g, bột ngọt 2g.

Bí đao gọt vỏ, xắt thành miếng vuông khoảng 0,7cm. Thịt heo rửa sạch đem luộc chín xắt thành miếng nhỏ. Gạo tẻ vo sạch để ráo nước

Bắc chảo lên lửa nóng, cho dầu mè vào nấu nóng rồi bỏ bí đao vào xào cùng với thịt heo. Nấu gạo tẻ với lượng nước vừa đủ, sau khi sôi thì cho thịt heo, bí đao vào, giảm nhỏ lửa nấu thành cháo, nêm muối bột ngọt, bột gừng vào là xong.

Ăn vào bữa trưa, tối mỗi ngày.

Công dụng thanh nhiệt tiêu thử lợi tiểu khử thấp đàm, tiêu thũng. Thích hợp trị liệu các chứng ho suyễn, đàm nhiều, tiêu khát, sốt, thủy thũng, tiểu tiện khó, tiểu ra máu.

Chú ý, người bị hư hàn thận lạnh, tiêu chảy lâu ngày thì không nên dùng.

Ý dĩ, hạnh nhân nấu trứng gà

Trứng gà 4 cái, rau diếp cá tươi 60g, ý dĩ mễ 90g, hạnh nhân ngọt 30g, táo đỏ 12 trái, mật đường vừa đủ.

Trứng gà đập vào tô, cho mật đường vào, dùng đũa khuấy đều. Rau diếp cá bỏ tạp chất, rửa sạch. Cho hạnh nhân, ý dĩ, táo đỏ vào nồi với nước vừa lượng, dùng lửa lớn nấu sôi rồi đổi lửa nhỏ nấu 1 tiếng, sau đó cho rau diếp cá vào nấu thêm 15 phút nữa.

Lọc lấy nước, đổ vào tô trứng gà, mật đường quấy đều để dùng. Chia ăn hai lần sáng tối mỗi ngày.

Công hiệu thanh phế nhiệt, dưỡng phế âm. Thích hợp chữa trị các chứng ho ra máu lâu ngày không khỏi, tâm phiền, khát nước, khô họng, ra mồ hôi trộm, thân thể gầy ốm.

Thường dùng chữa trị các chứng loét phổi, phổi kết hạch, phế khí thủng, giãn phế quản, viêm phế quản mãn tính, phế bệnh do đàm nhiệt gây nên.

Cháo mướp hương nấu tôm

Mướp hương 500g, gạo tẻ 100g, tôm đất 100g, dầu ăn hoặc mỡ heo 20g, bột gừng 10g, muối 5g, bột ngọt 2g.

Mướp hương gọt vỏ rửa sạch, xắt miếng vuông nhỏ 1cm. Tôm rửa sạch, bóc vỏ, bỏ đầu. Gạo tẻ vo sạch, cho vào nồi với lượng nước vừa đủ, nấu trên lửa lớn cho sôi, đợi gạo nở thì cho mướp hương, tôm, mỡ heo, muối, vào nấu chín thành cháo, nêm bột ngọt, bột gừng vào là được.

Ăn sáng chiều mỗi ngày.

Công hiệu: sinh tân chỉ khát, giải thử trừ phiền, hóa đàm dứt ho. Thích hợp cho người bị viêm phế quản mãn tính, có các chứng khô khát, phiền táo, đàm suyễn, ho lâu ngày.

Bách hợp, hạt sen nấu trứng gà

Bách hợp 50g, hạt sen 50g, thịt heo nạc 50g, trứng gà 3 cái, đường phèn 30g.

Bách hợp, hạt sen dùng nước rửa sạch, hạt sen bỏ vỏ, lấy tim, dùng vải bọc lại. Trứng gà rửa sạch cho vào nồi luộc chín vớt ra, lột bỏ vỏ. Thịt heo rửa sạch, xắt lát thật mỏng.

Cho toàn bộ nguyên liệu trên vào nồi, đổ nước vừa đủ, dùng lửa nhỏ hầm khoảng 60-80 phút là được.

Ăn sáng 1 lần, tối 1 lần tùy lượng.

Công hiệu: nhuận phế chỉ khái, dưỡng tâm an thần, có tác dụng trị liệu nhất định đối với các chứng phiền táo bất an, dư nhiệt chưa hết sau khi nhiệt bệnh dẫn đến hư phiền hoảng loạn, phế lao sinh ho, đàm có huyết, tiếng bị vỡ, tinh thần hốt hoảng, cước khí phù thũng.

Bột gạo lứt, khoai mài, hạnh nhân

Khoai mài 500g, gạo lứt 150g, hạnh nhân 100g, dầu mè 1 ít.

Khoai mài bỏ vỏ, xắt lát, cho vào nồi nấu chín, lấy ra. Gạo lứt đãi sạch, cho vào nồi sao thơm, để nguội, nghiền thành bột. Hạnh nhân rửa sạch, sao chín, bỏ vỏ và đầu nhọn, xắt vụn.

Đem 3 loại trên trộn chung. Khi ăn lấy hỗn hợp 3 vị trên vừa lượng, cho vào tô, có thể thêm dầu mè để ăn, mỗi lần 10g. Ăn lúc bụng đói, với nước sôi để nguội.

Công hiệu: bổ trung ích khí, ôn trung bổ phế. Thích hợp người bị phế hư, ho lâu ngày, tâm phiền khó ngủ, viêm khí quản mạn tính. Người bị đi cầu lỏng, tiêu chảy, không nên dùng; khi dùng không nên quá lượng.

Mai Diệp Tân (Sưu Tầm)

Mu Trom Tho

Bảo Vệ Đôi Chân Là Bảo Vệ Sức Khỏe

11:30 AM |
(Tin Tức Sức Khỏe) Bạn có biết ? Bàn chân chúng ta có 19 cơ bắp, 29 đốt xương, 33 mạch máu và 115 dây chằng.


Do cấu tạo tinh vi cầu kì như vậy nó mới chịu được mọi thử thách, mang được toàn thân và đưa con người đi đến mọi nơi. Gân bàn chân là "quả tim" thứ hai ! Muốn đôi bàn chân khỏe mạnh phải đi bộ nhiều, mỗi ngày 2 giờ.

Cần giữ ấm hai bàn chân, nhất là thu đông. Chân lạnh các mao mạch co lại, máu lưu thông chậm dẫn đến cảm lạnh, ho, viêm phế quản, giảm đề kháng làm đau lưng, đau đùi,...Chân lạnh là 1 trong những nguyên nhân khi trời trở lạnh nhiều nguời hay bị cảm lạnh, ho,...

Ngâm chân bằng nước nóng là biện pháp rất tốt.

Mai Diệp Tân (Sưu Tầm)

Mu Trom Tho

Những Bài Thuốc Hay Chữa Mất Ngủ

6:00 AM |
(Tin Tức Sức Khỏe) Lại nói đến chủ đề là giấc ngủ. Hôm nay, chúng Tôi xin chia sẻ cho các bạn đọc các bài thuốc rất hay và đơn giản chữa chứng mất ngủ.


Bạn có thường xuyên bị như thế này ?

1. Hạt Sen Nấu Chè

2. Hạt Sen Nấu Cháu Đường

3. Tim Hạt Sen

Tim hạt sen 10g nấu với 100ml nước, để sôi 10-15 phút, gạn lấy nước trong, uống 1 lần trước khi đi ngủ, thêm đường cho dễ uống.

4. Hạt Sen Và Long Nhãn

Hạt sen : 30g
Long nhãn : 20g
Sắc nước uống và ăn cả bã.

5. Lá Sim Bánh Tẻ

Lá sim bánh tẻ 20g, sắc với 3 bát nước, còn lại 1 bát. Uống trước khi đi ngủ 30 phút, thêm đường cho dễ uống.

6. Lá Vông Lem

Lá vông lem tươi 100-200g luộc hay nấu canh ăn vào bữa tối hàng ngày hoặc 10g lá vông lem đã phơi tái, thái nhỏ sắc với 3 bát nước lấy 1 bát.Uống trước khi đi ngủ 30 phút.

7. Bài Thuốc Của Hải Thượng Lãn Ông

Long Nhãn : 50g
Cao ban long : 40g
Sắc long nhãn với nước, thái nhỏ cao ban long, cho vào hòa tan. Để nguội cho đông lại, Thái thành miếng mỏng. Ngày uống 20g chia làm 2 lần : trước khi đi ngủ và sáng sớm lúc mới ngủ dậy.

Mai Diệp Tân (Sưu Tầm)

Mu Trom Tho

Tin suc khoe, tin tuc tong hop, lam dep, kien thuc lam dep, giam can, bai thuoc hay, dinh duong, bi quyet, benh nam khoa, benh phu khoa, cac loai thao duoc,mu trom, linh chi, nhan sam, thao duoc, am thuc, mon ngon, van hoa am thuc, meo lam bep, my pham, tin the gioi, tin the the thao, tin kinh te, tin thoi trang, tin phap luat, tin khoa hoc, tin doi song,...

Người đóng góp cho Tạp Chí