Cách muối dưa bắp cải đơn giản, ngon và giòn

10:30 AM |
Cách muối dưa bắp cải sau sẽ giúp bạn tự tay muối dưa vừa ngon, giòn vừa đảm bảo hợp vệ sinh cho gia đình bạn.

Dưa bắp cải là món ăn khá quen thuộc trong nhiều Việt mỗi khi mùa đông về. Dưa bắp cải dễ làm và cũng dễ ăn, có thể dùng ăn kèm các món thịt, cá kho... hay xào hoặc rang cơm ăn đều rất ngon.

Sau đây là cách muối dưa bắp cải đơn giản, ngon và giòn:

1. Chuẩn bị nguyên liệu muối dưa bắp cải

1 bắp cải thật xanh, tươi

Lọ, hũ thủy tinh dung tích khoảng 5 - 7 lít, miệng rộng, có nắp đậy, rửa sạch, để ráo. Vài nan tre mỏng hoặc dĩa sứ nặng có thể bỏ lọt vào hũ.

1 bó rau cần

1 bó rau răm

1 củ tỏi.


2. Cách muối dưa bắp cải

Bắp cải gỡ từng lá, rửa sạch, xắt sợi, để ráo. Rau cần rửa sạch, cắt khúc. Tỏi giã dập. Rau răm rửa sạch, cắt vừa.

Bắt đầu nấu sôi 2 lít nước với 50gr muối bột, 100gr đường, 1/2 chén giấm. Nấu tan muối, đường rồi để mở vung cho mùi dấm bay hơi bớt, nước nguội bớt nhưng vẫn còn nóng già.

Tiếp tục trộn đều bắp cải, rau cần, rau răm, tỏi rồi cho vào lọ thủy tinh (lưu ý, chỉ nén nhẹ nhàng, không nén chặt quá nước muối sẽ khó thấm đều vào dưa). Gài vài nan tre ngang mặt dưa sao cho khi châm nước vào dưa sẽ không nổi lên trên. Nếu không có tre, có thể dùng một dĩa sứ nặng đè trên mặt dưa thay thế.

Sau khi đè lên mặt dưa, châm hỗn hợp nước giấm còn nóng già vào hũ dưa và đậy kín, cất nơi thoáng mát. Qua ngày thứ hai là có thể ăn được. (Lưu ý, mỗi khi lấy dưa ra ăn, luôn nhấn chìm phần dưa còn lại trong hũ dưới mặt nước muối).

Sau khi ăn hết dưa, nếu muốn làm ngày một hũ khác thì nên giữ lại một ít nước muối cũ, sau khi làm hũ dưa mới và châm nước muối mới vào thì cho thêm chừng 1 chén nước muối cũ, thời gian dưa chua sẽ nhanh hơn.
 
 
 Theo danviet.com

Súp Dwenjang Chigae, tinh hoa ẩm thực xứ Kim chi

6:00 PM |
Giống như người Việt nói về món canh chua, người Hàn Quốc thường nói về món súp Dwenjang Chiage (Đại tương thang) với tất cả sự tự hào và yêu thích về ẩm thực truyền thống của họ.


ảnh minh họa
Hiếm có người Hàn Quốc nào nói rằng tôi chưa từng ăn qua món ăn này. Đây tuy là món ăn phổ biến trong giới bình dân nhưng có thể được xem là món ăn đại diện của ẩm thực Hàn Quốc từ xưa đến nay.

Thành phần quan trọng nhất để chế biến món súp này là tương dwenjang, một loại tương đậu truyền thống được lên men từ đậu nành. Nguyên liệu này được xem là quan trọng hàng đầu trong chế biến nhiều món ăn của người Hàn Quốc suốt nhiều thế kỷ qua. Ngoài việc mang đến cho món ăn sự đậm đà và hương thơm quyến rũ, tương dwenjang còn là loại thực phẩm quý báu bởi theo nhiều nghiên cứu, món tương này có nhiều vitamin, protein, khoáng chất, hỗ trợ tiêu hóa và chống lại các chất gây ung thư.

Sau khi hòa trộn tương đậu và một chút tương ớt, nấu trong nước thật sôi để làm nên nước súp, để nước dùng thêm đậm đà, người Hàn Quốc có thể dùng cá cơm khô hoặc thịt bò hay con trai nhỏ để nấu chung lấy nước dùng, là tùy khẩu vị từng người. Nhưng nấu nước dùng nấu bằng cá cơm khô thì phổ biến và lâu đời hơn.

Sau đó, các loại rau theo mùa sẽ làm nên sự phong phú và tuyệt hảo cho món ăn này. Có hàng chục loại rau có thể làm nên cái ngon của súp, nhưng những loại rau củ không thể thiếu là khoai tây, củ cải trắng, hành tây và đậu hũ, tất cả đều được xắt vuông theo hình con cờ. Các loại rau củ khác tùy chọn có thể là nấm, bí xanh, hành lá, rau cải xanh. Tất cả không những làm món ăn thêm phong phú mà còn rất đẹp mắt bởi màu sắc vô cùng sinh động.

Nấu súp Dwenjang chiage, người Hàn Quốc nhất định phải dùng một loại nồi nung bằng bột đá gọi là Duk bae gi. Loại nồi truyền thống này được chế biến bằng bột đá, khi được nung ở độ cao lớn nên cứng như đá, cầm rất nặng tay. Món súp được nấu bằng loại nồi này có thể giữ nóng súp trong suốt bữa ăn, đặc biệt là vào mùa Đông. Và theo người Hàn Quốc, bằng kinh nghiệm gia truyền nào đó, họ cho rằng súp tương nấu bằng nồi đá này sẽ có hương vị ngon hơn.

Người Hàn Quốc yêu thích món súp Dwenjang chiage vô cùng. Đặc biệt là vào mùa Đông thì món súp nóng hổi và đậm đà này không thể thiếu được trong bữa cơm của bất cứ gia đình nào. Món súp này thường được ăn với cơm trắng, kèm theo các loại kim chi, có khi không còn cần thêm món ăn nào khác. Đối với người xứ Hàn thì bữa ăn như vậy đã quá ngon và đầy đủ rồi, để khi phải đi xa thì nhớ mãi không quên.


Tương đậu dwenjang và tương ớt, hai nguyên liệu chính để nấu súp Đại tương thang.


Cá cơm khô, làm cho súp thêm đậm đà.

Khoai tây, củ cải trắng, hành tây, bí xanh, hành lá.. là những loại rau củ quả chính để nấu súp Swenjang Chiage.


Nồi Duk bae gi dùng để nấu súp làm bằng bột đá.
           

Theo xaluan.com

Tuyển tập mẹo làm sạch bếp dễ mà "lợi hại"

1:30 PM |
Với những mẹo làm sạch nồi niêu xoong chảo hay tủ lạnh này, hẳn căn bếp của bạn lúc nào cũng "sạch như lau như li" cho xem!









Theo Mèo chơi tam cúc, Bình Lùm

3 món canh dinh dưỡng với tôm

7:30 AM |
Tôm khi kết hợp với các loại rau giàu chất xơ và vitamin như mướp đắng (khổ qua), rau ngót, khế tạo món canh nhiều dinh dưỡng.
 
Canh mướp đắng nấu tôm: Ảnh :Hội An
Canh mướp đắng nấu tôm

Đầu tiên, mướp đắng rửa sạch, bổ đôi, bỏ hết hạt và ruột, thái thành lát mỏng. Tôm bóc vỏ bỏ đầu, chẻ đôi con tôm thành hai nửa, rút bỏ sợi ở lưng và bụng. Ướp tôm với mắm, tiêu, dầu hào.

Rau mùi rửa sạch, thái nhỏ để cho vào khi canh chín. Canh mướp đắng nhưng thực tế nếu muốn hạn chế vị đắng ấy thì nên ngâm mướp với muối khoảng nửa tiếng trước khi nấu.

Cho tôm vào nồi dầu nóng, đảo vài phút cho tôm vừa chín thì gắp ra. Thêm nước vừa đủ ăn, khoảng hơn nửa lít nước, sau đó đun sôi. Cho mướp đắng vào nấu đến khi mướp gần chín thì bỏ tôm vào, nấu sôi lại.

Canh khế nấu tôm

Nguyên liệu giản đơn chỉ vài con tôm tươi, vài quả khế hàng xóm vừa cho hay dễ dàng tìm thấy trong bất cứ khu chợ nào, thêm rau thơm, gia vị…Tôm cắt bỏ phần chân và đầu, giữ nguyên vỏ, rửa sạch, để ráo nước, có thể cho thêm ít hạt nêm. Khế gọt phần rìa quả, cắt lát hình ngôi sao vừa phải.

Khử dầu chín, cho ít hành tím băm nhỏ cho thơm, xào tôm cho lên màu cam đẹp mắt. Tiếp theo cho khế xào qua khoảng 2 phút, cho nước vừa đủ rồi đun sôi. Nếm gia vị, hạt nêm, chút ớt cho vị đậm đà. Nước sôi lại thì tắt bếp và cho các loại rau thơm là đã hoàn thành món canh.

Nước canh đậm đà vị ngọt của tôm quyện vị khế chua dịu, thanh mát, thật là món canh nên thử.

Canh khế nấu tôm chua cay nên thử , Ảnh Hội An
Canh rau ngót nấu tôm

Chỉ đơn giản với tôm, rau ngót và vài búp nấm rơm tươi nhưng bát canh với vị ngọt mát tự nhiên sẽ tăng thêm hương vị thơm ngon cho bữa cơm gia đình.

Rau ngót nhặt lá, rửa sạch, để ráo nước, thái hơi nhỏ hoặc vò dập lá để bát canh càng đậm đà mùi rau. Tôm bóc vỏ, rửa với nước sạch rồi băm nhỏ, ướp gia vị cho thấm. Nấm rơm rửa sạch, cạo đi lớp vỏ đen trên đỉnh đầu, thái lát vừa ăn. Phi thơm hành, cho tôm vào xào chín, sau đó cho nấm vào đảo đều cho ngọt nước canh. Cho nước với lượng vừa ăn, đun sôi, hớt bọt và nêm gia vị lại vừa miệng. Nước sôi lại thì cho rau ngót vào, tắt bếp và múc canh, dùng nóng.

Không giống như những loại rau thông thường, lá rau ngót già thì hàm lượng chất xơ và beta caroten càng dồi dào giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Do vậy đừng bỏ đi những lá già có màu hơi sẫm và nấu rau ngót với dầu thực vật để có thể hấp thụ beta caroten hiệu quả hơn.
 
Món canh dinh dưỡng ấm áp cho ngày cuối đông
 
Theoxaluan.com 

"Số phận" của đầu bếp nữ trong làng ẩm thực thế giới thời xưa

1:00 PM |
Nấu ăn vốn là khái niệm gắn liền với phái nữ nhưng điều kì lạ là, hầu hết những đầu bếp tiếng tăm đều là nam đấy!

Sự bất bình đẳng trong thời kì phong kiến

Có một sự thật rằng dù phụ nữ nhìn chung luôn chiếm ưu thế trong căn bếp gia đình, nhưng khi nâng tầm lên thế giới ẩm thực cao cấp, họ trở nên lép vế so với phái nam. Một bếp nữ đứng đầu chuỗi nhà hàng hay dành được sao vàng Michelin luôn được xem là trường hợp hiếm và quý. Nguyên nhân sâu xa không nằm ở năng lực nấu nướng của mỗi giới, mà dễ thấy nhất là ở sự bất bình đẳng trong quyền được giáo dục giữa nam và nữ. Nền tảng của ẩm thực cao cấp ngày nay xuất phát từ ẩm thực cung đình Châu Âu, mà cụ thể là ẩm thực Pháp. Cũng như những chức vụ khác trong cung đình, đầu bếp cũng là một vị quan và họ chỉ có thể là đàn ông.


Những đầu bếp này không chỉ là một người nấu ăn, chỉ suốt ngày biết đến nồi niêu xoong chảo, mà họ thực sự là những quý tộc với xuất thân, nền tảng học vấn và tước vị không thua kém vị quan lại nào trong triều đình. Muốn vào làm việc trong căn bếp cung đình, họ phải trải qua những trường lớp bài bản, và cũng như hầu hết các ngôi trường phong kiến khác, rất ít hoặc gần như không một phụ nữ nào được học tại đây. Các thiếu nữ quý tộc dù có đầy đủ phẩm vị và học thức nhưng họ cũng không được quyền tham gia vào công việc của cung đình – sự nghiệp vốn chỉ dành cho phái nam.


Cụ thể hơn, không kể tầng lớp lao động bình dân, phụ nữ quý tộc cũng chỉ được dạy về các kiến thức nữ công gia chánh, ngôn ngữ, lịch sử, văn chương nhằm làm nên cốt cách quý tộc và phục vụ cho việc kết hôn, chứ không mang tính định hướng nghề nghiệp cho họ. Không có cơ hội được giảng dạy về ẩm thực cũng như trực tiếp nấu nướng trong môi trường ẩm thực cao cấp, phái nữ suốt thời kì phong kiến không thể phát triển năng lực ẩm thực của mình.


Nhà bếp – một công trường thực thụ
Xã hội hiện đại cho phép nam nữ bình quyền hơn, nhưng đến lúc này phụ nữ lại phải đối mặt với nhiều khó khăn khác trong nghề bếp chuyên nghiệp. Trở ngại lớn nhất đến từ chính căn bếp của một nhà hàng cao cấp – với áp lực và sự đòi hỏi về sức khỏe không khác gì một công trường. Trái ngược với dáng vẻ tao nhã và sang trọng của dãy bàn ăn bên ngoài, khu bếp nhà hàng luôn căng thẳng, vồn vã và đầy tiếng la hét. Để có thể nấu nướng liên tục trong vòng 5-6 tiếng, xử lý hàng chục đơn hàng mà không lẫn lộn, người đầu bếp phải có sức khỏe và sự tập trung cao độ. Đối với bếp trưởng, người phải điều hành hàng chục nhân viên thì yêu cầu này lại càng cao.


Hãy tưởng tượng, mọi dụng cụ trong căn bếp nhà hàng đều gấp đôi gấp ba kích cỡ bình thường, nhằm phục vụ một lượng lớn thực khách. Những chiếc chảo gang có thể lên tới 4-5kg, nồi và khay nướng từ 6-7kg, máy xay, máy nghiền máy trộn,…tất cả đều từ 10kg trở lên. Sức khỏe của phụ nữ khiến họ không thể sự dụng các dụng cụ này linh hoạt như đàn ông. Mặt khác, không khí nóng bức từ khí gas, việc đứng liên tục hàng tiếng đồng hồ và chạy khắp gia bếp với đôi boots bảo hộ nằng trịch là một trong những thử thách cho sức chịu đựng của phái nữ.


“Chỉ có đàn ông mới có đủ kĩ thuật, sự kỉ luật và đam mê để nâng tầm nấu nướng thành nghệ thuật” – bếp trưởng Pháp lừng danh Fernand Point đã giải thích cho lí do tại sao trong căn bếp của ông không có bóng dáng phụ nữ. Dù nhận xét này có mang tính nam quyền và phân biệt, nhưng không thể phủ nhận rằng chính sự kỉ luật và tính kĩ thuật chuẩn xác là điều phái nữ yếu thế khi so với phái nam trong nấu nướng. Không giống như nấu một món ăn tại nhà, nấu nướng trong gian bếp chuyên nghiệp không khác gì sống trong môi trường…nhà binh: tính dây chuyền cao, luôn nấu nướng theo một trình tự nhất định, nhịp nhàng và không sai sót. Áp lực về sự chuẩn xác và logic này trong công việc không phải là điều đơn giản với phụ nữ, nhưng lại là thế mạnh của đàn ông.



Đầu bếp nữ và chỗ đứng của riêng họ

Với rất nhiều hạn chế cả khách quan lẫn chủ quan như vậy, nhưng những đầu bếp nữ vẫn làm nhiều cuộc vươn lên ngoạn mục khiến làng bếp chuyên nghiệp phải thán phục. Để đứng ngang hàng với các ông lớn tự mở nhà hàng, được vinh danh với Michelin, những nữ đầu bếp không có bí quyết gì khác ngoài nỗ lực và kiên trì gấp đôi. Angela Hartnett – nữ đầu bếp hiếm hoi đạt sao Michelin – đã hé lộ những khó khăn và cả sự hy sinh trong nghiệp làm bếp của mình: Cô từng phải làm việc 17 tiếng một ngày, bận rộn đến nỗi không có thể thăm người bà đang bị ung thư, và trong những chuyến viếng thăm bà hiếm hoi vào cuối tuần, Angela quá mệt nên thường tranh thủ ngủ trên đường tới bệnh viện.


Tuy nhiên, không chỉ “so kè” với các anh đồng nghiệp trong môi trường bếp nhà hàng, những đầu bếp nữ đã thể hiện năng lực và sự độc lập của mình thông qua một hình thức nghề nghiệp mới: ẩm thực qua truyền thông. Đây có thể coi là “thánh địa” của các nữ đầu bếp, bởi trái ngược với môi trường căng thảnh trong gian bếp chuyên nghiệp, việc nấu ăn qua truyền hình hay xuất bản sách nhẹ nhàng hơn và cũng phù hợp với tính cách của phái nữ hơn. Hầu hết các quốc gia đều có một “nữ đầu bếp ti-vi” của riêng họ. Mỹ có Julia Child, Anh có Nigella, Nhật có Katsuyo Kobayashi và ở Việt Nam, cô Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân là một nhân vật quá đỗi quen thuộc với khán giả màn ảnh nhỏ.


Thành công của những nữ đầu bếp này không chỉ nằm ở kĩ năng nấu nướng điêu luyện, mà còn ở tính cách hài hước, đáng mến và gần gũi của họ. Nếu ẩm thực cao cấp chỉ nhắm đến những thực khách có đủ điều kiện để chi trả cho bữa ăn trong nhà hàng, thì đời sống ẩm thực qua ti-vi, sách báo,… lại phục vụ cho số đông bình dân còn lại – những người tìm kiếm món ăn ngon nhưng vẫn dung dị, và quan trọng là không quá cầu kì để nấu tại nhà. Hình ảnh một nữ đầu bếp trong căn bếp mô phỏng theo kiểu gia đình, viết những quyển sách nấu ăn có hướng dẫn chi tiết để ai cũng làm được, vì thế, lại được đông đảo quần chúng yêu thích.


Julia Child – minh chứng tiêu biểu cho thành công của một nữ đầu bếp so với các đồng nghiệp nam – có hẳn một bảo tàng cho riêng mình. Trong đó, người Mỹ đã cất công dựng lại mô hình căn bếp nhỏ của bà. Đó là tình cảm mà không phải bất kì ông hoàng Michelin nào cũng nhận được từ công chúng. Tài năng, nỗ lực, kiên trì đấu tranh với mọi định kiến, những nữ đầu bếp vẫn đang dần khẳng định vị trí của mình trên mọi lĩnh vực từ nấu bếp cao cấp đến hoạt động truyền thông. Đầu bếp nữ - dù chúng ta ít biết về họ - nhưng họ vẫn luôn tồn tại một cách lặng lẽ và đáng nể phục bên cạnh các đồng nghiệp nam của mình.



Theo Tsubaki

Ẩm thực Việt trong con mắt người con xa quê

2:00 PM |
Dưới góc nhìn của họ, ẩm thực Việt Nam luôn đầy quyến rũ và hấp dẫn.


Ẩm thực Việt Nam là một trong nhiều yếu tố thu hút khách du lịch. Ở mỗi vùng miền lại có những đặc sản khác nhau, đầy quyến rũ với những dư vị ngọt ngào đọng lại sau khi thưởng thức.


Trong tâm hồn người Việt, món ăn truyền thống như một phần không thể tách rời. Khi xa quê, chính hương vị ấy lại khiến lòng người thổn thức, vương vấn. Để thời điểm trở về, họ lại mau chóng tìm tới những địa chỉ quen thuộc để lấp đầy nỗi nhớ từ lâu.


Những địa chỉ ấy không đơn giản là nhà hàng sang trọng trên phố lớn với các món ăn được trang trí kiểu cách. Ẩm thực quê nhà đôi khi chỉ là bắp ngô nướng nóng hổi, thơm phức trên vỉa hè Hà Nội trong những ngày đông lạnh giá...


... hay chùm trái cây chín đỏ hái trực tiếp từ những miệt vườn Nam Bộ.


Trong số các món ăn, phở, nem và bánh mì là món ăn gắn liền với cuộc sống mỗi người nhất. Bánh mì chả cá Nha Trang hay bánh mì Phượng (Hội An) đều là lựa chọn đầu tiên khi họ trở về.


Bên cạnh đó, những người này cũng bắt tay vào công cuộc đưa món Việt ra nước ngoài. Những chợ Đồng Xuân (Hà Nội), Đông Ba (Huế), chợ Hàn (Đà Nẵng), Bến Thành (Sài Gòn) lại là địa chỉ lui tới thường xuyên. Họ tới đây để tìm nguyên liệu, gia vị đậm hồn Việt nhất.


Những nguyên liệu này sẽ được sử dụng tại các tiệm ăn quê nhà ở nước ngoài. Dù hương vị chưa phải trọn vẹn nhưng những món ăn này vẫn đủ để giải tỏa nỗi lòng xa xứ. Thậm chí những tiệm ăn ấy còn khơi dậy tình yêu ẩm thực với dải đất hình chữ S tới những người ngoại quốc khác. Có thể kể tới một số cái tên như phở Việt trên đường Kingsland (Anh), chuỗi cửa hàng bánh mì Lee's sandwich, cơm tấm ở Orange County (Mỹ)...

Vì thế mà những cái tên như bánh xèo, bún chả... xuất hiện ngày một nhiều trên trường quốc tế, đem nét tinh túy của nước Việt đi xa hơn. Khi ấy nỗi lòng người xa quê lại dấy lên niềm tự hào nhưng cũng nhớ da diết hơn về đất mẹ.


Những trái chín toát lên sự thơm ngon khi lên hình.

Theo Minh Cao

Bí kíp bánh giò 'khổng lồ' gây nghiện ở Hà Nội

12:30 PM |
Bánh giò to gấp rưỡi và đắt hơn rất nhiều bánh thường, chỉ bán vào khoảng 3-5h chiều từ lâu đã rất hút khách ở Hà Nội.

Mùa đông lạnh giá là thời điểm “vàng” cho nhiều cửa hàng kinh doanh đồ ăn, thức uống nóng hổi "hốt" bạc. Không ít hàng quán thu được tiền triệu mỗi ngày, dù không cần mở bán cả ngày. Một quán nhỏ nằm trên đường Thụy Khuê nổi tiếng hút khách và được nhiều người biết đến, gọi vui là quán bánh giò “su mô”.

Quán này trung bình bán được tầm 400- 500 bánh trong vòng 3 tiếng mở hàng. Điều lạ là, mặc dù giá đắt hơn nhiều cửa hàng bánh giò trên thị trường, với 25.000 đồng/suất, nhưng bánh giò su mô có khả năng gây "nghiện" với nhiều người. Bí kíp gì giúp bánh giò khổng lồ này chạy hàng đến vậy?

Giờ tan tầm cũng là lúc đầu đường Thụy Khuê cắt với đường Thanh Niên ùn tắc một đoạn ngắn, nhiều người phải di chuyển chậm lại vì ven đường có quá nhiều khách dừng lại mua bánh giò. Với những khách hàng thân quen, mốc giờ "vàng" để mua bánh giò to gấp rưỡi bánh thường ở đây là từ 3h, khi cửa hàng bắt đầu mở bán.

Bánh giò "khổng lồ" hút khách Hà Nội.
Mùa đông lạnh, có hôm quán bán thêm đến 5h30 hoặc 6h, song ít khi nào muộn hơn như vậy bởi bánh "bốc hơi" rất nhanh. Mặc dù nhìn bên ngoài không có gì đặc biệt so với những quán bánh giò khác ở Hà Nội, rộng khoảng 15 - 20m2, ngoài ra là phần vỉa hè đủ cho khoảng 20 chiếc ghế nhựa khách ngồi, nhưng quán nhỏ này luôn tấp nập từ 3 giờ chiều đến khi hết hàng.

Đối với những khách ăn quen tại đây, cái được nhất của quán là phần bánh 25.000 đồng có thể ăn no thay được bữa cơm tối vì bánh to, có nhiều giò chả, rau dưa ăn kèm. Bánh khá mềm, vỏ bánh dày vừa đủ, không quá mỏng để giữ cho bánh có độ chắc nhất định, nhân mộc nhĩ với thịt nêm vừa vặn và chút béo ngậy, khi ăn nóng rất ngon miệng.

Nếu khách muốn ăn riêng bánh sẽ có giá rẻ hơn là 12.000 đồng/chiếc. Hơn nữa, bánh giò khổng lồ này luôn được ủ trong thùng xốp, vẫn còn nóng nguyên khi mang ra cho khách. Vì thế, không khó hiểu khi nhiều người sẵn sàng ăn chiếc bánh giò giá 25.000 đồng mà không cảm thấy bị "hớ".

Chọn giờ tan tầm để mở hàng, quán bán chạy cho dân văn phòng đi làm về hoặc gia đình đón con, mua bánh cho trẻ ăn lót dạ. Khách muốn ăn bánh, nhất định chỉ có 1 khung giờ.

Thực tế không ít khách đến đây ăn và chia sẻ “nghiện” món bánh giò su mô này. Chị Thái Linh (nhân viên cửa hàng trên đường Yên Phụ) cho biết: “Làm việc gần đây nên mình mới biết quán này, ăn dần rồi thành khách ruột, có tuần ăn quà vặt ở đây đến 3-4 lần. Chỉ có điều, mệt nhất là chờ mua bánh, có hôm đứng 15 -20 phút vẫn chưa được vì quán chật và đông khách”.

Để phục vụ hàng chục lượt khách mỗi lần ra vào liên tục, một số ăn tại quán, số còn lại mua bánh mang về, quán nhỏ 3-4 người hoạt động hết công suất vẫn đành để khách chờ. Một nhân viên tại quán cho biết: "Chủ quán đã bán bánh giò chục năm.


5h30 là thời điểm quán đông khách đến thưởng thức bánh giò.
Quán với tiêu chí làm ngày nào, bán hết ngày đó, không để bánh qua ngày, không ngon và không đảm bảo". Tại đây, luôn thấy hai người túc trực, nhanh tay bóc bánh, cắt giò và rau dưa bỏ vào đĩa, những người còn lại bưng bê và thu tiền.

"Trung bình quán bán được 400 – 500 bánh trong 2-3 tiếng" - nhân viên quán cho biết thêm. Tính sơ sơ, số tiền quán bánh giò thu được xấp xỉ 6-7 triệu đồng. Đây là khoản thu khá tốt vì thời gian bán bánh không phải là nhiều.

Chính vì nằm sát đường, khách đến đông đúc, nên nhiều người càng tò mò, kéo đến thử bánh và dần thành khách quen khi nào không hay.

Anh Mạnh Linh (nhân viên kế toán) cho biết: “Chiều tan tầm về mà ăn bánh giò ở quán này thì công nhận là ngon. Mặc dù ở Hà Nội cũng có nhiều khu bán bánh nổi tiếng như khu chợ Hôm hoặc Nguyễn Công Trứ, nhưng mình thích ăn ở đây.

Nhiều khi đông quá, ra vỉa hè ngồi thì bụi bặm, nên lại phải mua về nhà. Chờ mua cũng khổ, đứng tràn ra đường thì vướng xe cộ, mà để xe bên vườn hoa đối diện, nhiều khi không còn chỗ, bất tiện ở chỗ đó. Cái miệng làm tội cái thân thế đấy".

Tham khảo đánh giá trên nhiều diễn đàn, bánh giò su mô nhận được phản hồi khá tích cực, song yếu điểm là thiếu không gian, chật chội, khiến người bán không phân biệt được khách đến trước, đến sau, nhiều người chờ đợi hoặc tự phải phục vụ.

Ẩm thực Thái "đốn tim" thực khách Hà Thành

1:00 PM |
Những món ăn đến từ đất nước Thái Lan xinh đẹp đã và đang khiến cho các tín đồ ẩm thực Hà Nội chết mê chết mệt.
 
Chắc hẳn, bạn sẽ không thể làm ngơ những món Thái “hot” nếu muốn “đổi gió” cho buổi hẹn hò, gặp mặt bạn bè. Cùng điểm qua thực đơn phong phú của xứ sở Chùa Vàng nhé!

So với món ăn Nhật Bản, Hàn Quốc thì ẩm thực Thái mới chỉ nổi lên vào thời gian gần đây. Vài năm trước, nổi tiếng nhất phải kể đến món lẩu Thái tôm chua cay kinh điển hay món bún Tom Yum (nấu từ nước tôm và nấm; “Tom" nghĩa là đun sôi và "Yum" nghĩa là món chua cay). Các món Thái khác như chè Thái, xôi Thái, gỏi miến Thái Lan… cũng được nhiều người biết đến nhưng không rộ lên thành trào lưu gây sốt.

Giờ đây, để đáp ứng nhu cầu ẩm thực của thực khách, nhiều hàng ăn mang dấu ấn Thái đã mọc lên, kèm theo những thực đơn phong phú đến bất ngờ, từ đồ ăn nhẹ cho tới những món ăn chính.

Trà sữa Thái

Thay vì món trà sữa Đài Loan đã xuất hiện từ khá lâu ở Hà Nội, vài tháng trở lại đây, trà sữa Thái rộ lên như một món đồ uống sành điệu được nhiều bạn trẻ ưa chuộng. Trà sữa Thái có màu xanh rất đẹp mắt, được ví von như một “chàng hoàng tử thảo mộc” thu hút mọi ánh nhìn.

Thêm chú thíchTrà sữa Thái có màu xanh rất đẹp mắt, được ví von như một “chàng hoàng tử thảo mộc” thu hút mọi ánh nhìn. Cốc trà luôn thoang thoảng hương thơm dịu nhẹ từ lá trà, khi uống, cho cảm giác gần giống trà xanh nhưng vị trà nhẹ hơn
Nếu tìm hiểu về nguyên liệu và thử thưởng thức một lần, bạn sẽ không cảm thấy ngạc nhiên khi thức uống này lại tạo nên cơn sốt tại Việt Nam. Cốc trà luôn thoang thoảng hương thơm dịu nhẹ từ lá trà, khi uống, cho cảm giác gần giống trà xanh nhưng vị trà nhẹ hơn. "Beo béo, man mát nhưng không ngấy" là mô tả của các thực khách khi nếm món trà này.

Cốc trà sữa vị thảo mộc thể hiện sự tinh tế của người Thái khi khéo léo kết hợp một số loại thảo mộc như hồi, thảo quả, đinh hương..
Cốc trà sữa vị thảo mộc thể hiện sự tinh tế của người Thái khi khéo léo kết hợp một số loại thảo mộc như hồi, thảo quả, đinh hương... cùng với hương vị đặc trưng của trà. Một cốc trà Thái được pha chế khá đơn giản, giá dao động từ 25.000 - trên dưới 40.000 đồng/cốc. Trà sữa Thái nhanh chóng trở thành thức uống mới trong menu của nhiều quán cafe, nhà hàng.

Kem xôi dừa Thái Lan
Nói đến kem dừa, chắc hẳn không ai là không biết tới những viên kem tròn mát, được đựng trong một nửa quả dửa, bên trên bỏ lên một chút cùi dừa, lạc băm.... Tuy nhiên, đó là món kem dừa truyền thống của Việt Nam, xuất hiện cũng đã khá lâu. Món kem xôi dừa của Thái về hình thức thì không khác gì món kem dừa truyền thống. Chỉ khác ở chỗ, trong nửa trái dừa là một phần xôi nếp được nấu cùng lá dứa, hoặc nước cốt dừa…

Xôi rất mềm mịn, dẻo dai còn bên trên là kem dừa, với hai màu sắc chủ yếu là xanh và trắng. Trang trí bên trên có dừa bào sợi nhỏ, rắc thêm một chút dừa khô, thạch, ốc quế…rất hấp dẫn.

Xôi rất mềm mịn, dẻo dai còn bên trên là kem dừa, với hai màu sắc chủ yếu là xanh và trắng
Miếng đầu tiên bỏ vào miệng, vị kem ngọt nhẹ hòa quyện cùng miếng xôi mềm dẻo, thơm ngậy mùi dừa, đảm bảo sẽ đánh gục trái tim của rất nhiều người hảo kem. Giá cho một cốc kem xôi dừa này dao động từ 15.000 - 40.000 đồng.

Xôi xoài Thái cũng có thể coi là một món tráng miệng vô cùng hấp dẫn, nói riêng với những ai chưa từng thử món này, đảm bảo bạn sẽ phải “chết mê chết mệt”. Với phần xôi được hấp nước dừa, giống như món kem xôi dừa. Chỉ khác ở chỗ, bên trên lớp xôi, được thay thế bằng miếng xoài to, vừa tươi, vừa thơm. Từng miếng xoài ngọt lịm, phủ một lớp cốt dừa béo ngậy, với một chút lạc, khi ăn tạo cảm giác rất mới lạ.

Món xôi xoàiThái có mức giá từ 20.000 đồng - 30.000 đồng
Để so sánh 2 món xôi xoài Thái, và món kem xôi thì rất khó để đưa ra kết luận. Nhiều chị em kiêng đồ ăn gây béo sẽ ưa thích món xôi xoài hơn, bởi món kem xôi, do đặc thù có 2 viên kem béo ngậy, thường cho cảm giác nhanh ngấy hơn.

Chè Thái

Chè Thái hẳn là món chè phổ biến nhất ở Hà Nội. Món này được ưa chuộng bởi vị chè thanh mát từ thạch và sương sa. Điểm độc đáo nhất để nhận dạng, đó là “sợi màu xanh” dai dai, dẻo dẻo được chế biến từ lá nếp, hoặc lá dứa.

Chè Thái hẳn là món chè phổ biến nhất ở Hà Nội
Thực đơn chè Thái, có thể nói là vô cùng phong phú, không thua kém thực đơn chè cung đình Huế nổi tiếng của Việt Nam. Từ chè Thái truyền thống, chè Thái đen, chè Thái đậu đỏ, ngô, hoa quả…và đặc biệt là món chè Thái sầu riêng. Mỗi cốc chè có giá dao động từ 15.000-20.000 đồng/cốc.

Bún Thái hải sản Tom Yum

Bún Thái hải sản là món ăn không quá mới với các tín đồ ẩm thực Hà Nội. Vị chua cay đặc trưng của nước dùng Tom Yum từ lâu đã được dân sành ăn tìm đến và yêu thích.

Lẩu Thái trứ danh Tom Yum
Nói qua về nguồn gốc của bún Thái, mang âm hưởng từ món lẩu Tom Yum nổi tiếng. Nước lẩu chua cay là một trong những bí quyết hàng đầu đã làm nên danh tiếng của lẩu Thái Coca Suki. Nếu ai đã trót “phải lòng” món lẩu Thái này, chắc chắn không thể bỏ qua món bún hải sản này được.

Cách làm bún Thái hải sản không có gì quá lạ lẫm, nước dùng là nước lẩu, tôm được luộc, bóc vỏ đỏ au hấp dẫn ngay từ cái nhìn đầu tiên, mực thái lát to bản, còn có thêm món rau ăn kèm, có thể là rau cải, hoặc rau cần…ăn kèm với bún.

Một bát bún đầy ắp có giá 30.000 đồng. Điểm quyết định hương vị của bún hải sản luôn là phần nước dùng chua cay, thế nên vị nước dùng của các quán cũng không hề giống nhau.

Gỏi miến hải sản Thái Lan (hay món Talay Woon Sen)

"Chua mà thanh, cay mà dịu" là mô tả gần sát nhất cảm giác khi thưởng thức món ăn này
Gỏi miến hải sản Thái Lan thường được dùng như món khai vị. Một đĩa gỏi thường rất bắt mắt bởi sự pha trộn màu sắc của tôm đỏ, rau xanh, sắc trắng của mực, miến... Khi ăn, thực khách sẽ lập tức bị cuốn hút bởi vị gỏi rau gia vị thanh mát, vị ngậy, giòn của tôm, mực hòa lẫn trong vị chua cay của nước trộn đậm chất Thái Lan. "Chua mà thanh, cay mà dịu" là mô tả gần sát nhất cảm giác khi thưởng thức món ăn này.

Trong tiết trời mùa đông này, nếu đang phân vân không biết lựa chọn món ăn nào cho ngày cuối tuần, thì hãy cân nhắc thực đơn ẩm thực Thái tuyệt vời này nhé!

(Theo Khám phá)

Những món Việt đạt giá trị ẩm thực châu Á

3:00 PM |
Chả cá Lã Vọng Hà Nội hay bún cá rô đồng Hải Dương đều nằm trong danh sách 10 món Việt đạt giá trị ẩm thực châu Á do Trung tâm kỷ lục Việt Nam công bố.

Ảnh: MASK Online.
Chả cá Lã Vọng là một đặc sản Hà Thành. Món ăn được chế biến từ nguyên liệu chính là cá lăng - loại cá ít xương, thịt rất ngọt và mềm. Cá lăng sau khi tẩm ướp theo bí quyết riêng thì nướng trên than hoa, khi khách gọi mới cho vào chảo mỡ chiên cùng thì là, hành củ, hành hoa rồi thưởng thức trực tiếp cho nóng hổi dậy mùi.

Ảnh: MASK Online.
Chả cá Lã Vọng được người Hà Nội rất yêu thích nhất là mỗi bận đông về.

Ảnh:Xonefm
Là món ăn dân dã bình dị nhưng bún cá rô đông đặc biệt gây được ấn tượng với các du khách. .
Ảnh: Xonefm.
Món ăn quen thuộc với các tỉnh của miền Bắc nhưng nổi tiếng nhất là ở Hải Dương. Có lẽ do thổ nhưỡng vùng đất này sản sinh ra loại cá rô thịt ngọt mềm hơn cả, cũng như sự tỉ mỉ, cẩn thận khi chế biến món ăn của người dân nơi đây.

Ảnh: Muachung.
Chả mực Hạ Long cũng là một trong những món ăn mang lại niềm tự hào cho ẩm thực Việt. Chả mực phải được chế biến từ mực mai, loại to ngon, tươi sống. Mực được giã tay bằng cối đá, rồi vừa giã vừa nêm nếm cho đến khi mực kết dính để nặn thành từng miếng, sau đó mới chiên cho vàng ươm... Mất công nhưng ăn rồi nhớ mãi nên chả mực rất xứng đáng là đặc sản của Quảng Ninh.

Ảnh: Yeudulich.
Khó xác định được nguồn gốc chính xác chỉ biết cao lầu đã có ở Hội An là từ rất lâu và là món không thể không thưởng thức khi đến thành phố nhỏ bé này.

Ảnh: Yeudulich.
Tinh túy của món cao lầu là sợi mì được chế biến rất công phu, làm từ gạo thơm ngâm nước tro xay thành bột, sau đó xắt thành từng sợi đem hấp nhiều lần rồi phơi khô. Cao lầu ăn kèm tép mỡ làm bằng da heo chiên giòn, thịt xíu, cùng giá trụng và rau sống. Khi ăn, cao lầu cho cảm giác sựt sựt của sợi mì, đủ mùi vị chua, cay, đắng, chát, ngọt của rau sống và tép mỡ vỡ tan trong miệng mới đạt yêu cầu...
Ảnh: Báo Bình Định.
Bánh canh Quy Nhơn ngon nổi tiếng ngon nhờ các loại chả cá được chế biến từ các loại cá tươi như cá thu, cá mối, cá rựa. Bánh canh thường ăn có 2 loại: bánh canh bột gạo, bánh canh bột lọc. Bột lọc được làm bằng bột mì hay bột năng, còn bánh canh bột gạo làm như làm bánh phở.
Ảnh: Báo Hải Quan
Chỉ là một món nhưng gỏi lá Kon Tum luôn như một mâm tiệc có đến mấy chục loại lá. Ngoài ra, trên mâm không thể thiếu bì heo trộn thính, đĩa thịt heo ba chỉ thái mỏng, đĩa tôm sông xào, ít muối hạt, tiêu hạt, ớt hiểm… Món ăn phong phú này thực sự cho du khách những trải nghiệm đầy đủ nhất về hương vị núi rừng Tây Nguyên.

Được làm từ gạo đỏ đặc sản, bánh bèo bì Bình Dương mang hương vị đậm đà đặc biệt. Bánh có vị thịt khìa trộn thính ăn cùng mắm ớt rất ngon. Khác với các loại bánh bèo khác, bánh bèo bì chợ Bình Dương đổ bằng gạo nguyên được vo đãi thật kỹ.
Ảnh: Infonet.
Bún suông là một trong những món bún đậm nét miền Tây nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng. Tên gọi của món ăn xuất phát từ chả tôm, nguyên liệu quan trọng nhất của món bún được tạo hình giống con đuông, một loại sâu trong ngọn dừa. Là sâu ăn đọt dừa non nên đuông là loại sâu sạch và là món ăn khoái khẩu của nhiều người nhờ vị thơm, ngọt và vị béo hiếm có.

Hủ tiếu Mỹ Tho là một trong ba thương hiệu nổi tiếng nhất của miền Nam, bên cạnh hủ tiếu Sa Đéc và Nam Vang. Nhìn sơ qua, hủ tiếu Mỹ Tho cũng na ná các món ăn cùng loại, với thành phần chính là sợi hủ tiếu, nước dùng và nguyên liệu ăn kèm. Nhưng chỉ đến khi ăn thử, bạn mới cảm nhận được sự khác biệt rất riêng của món ăn này. Đặc điểm của sợi hủ tiếu Mỹ Tho là cọng nhỏ, khô, dai và giòn giòn thơm ngon, mang nét đặc trưng không lẫn với hủ tiếu ở một nơi nào khác. Nguyên liệu ăn kèm khá phong phú nên thực khách có thể thoải mái lựa chọn thịt nạc, lòng, xương hay hải sản… tùy theo ý thích.
Ảnh: Lamsao.com
Ngoài bún cá rô đồng Hải Dương thì bún cá Châu Đốc - An Giang cũng được xếp vào danh sách 10 món ăn Việt. Khác với các loại bún ở những địa phương khác, món bún cá Châu Đốc còn có thêm ngải bún và cách chế biến cũng mang nét rất riêng.

Theo Zing
 

Tin suc khoe, tin tuc tong hop, lam dep, kien thuc lam dep, giam can, bai thuoc hay, dinh duong, bi quyet, benh nam khoa, benh phu khoa, cac loai thao duoc,mu trom, linh chi, nhan sam, thao duoc, am thuc, mon ngon, van hoa am thuc, meo lam bep, my pham, tin the gioi, tin the the thao, tin kinh te, tin thoi trang, tin phap luat, tin khoa hoc, tin doi song,...

Người đóng góp cho Tạp Chí